Văn mẫu lớp 10

Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày để thấy được ý nghĩa trào phúng sau những tình tiết gây cười

Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày để thấy được ý nghĩa trào phúng sau những tình tiết gây cười

Hướng dẫn

Đề bài: Truyện cười dân gian không chỉ nhằm mục đích giải trí với những tình tiết gây cười mà qua những tiếng cười đó ông cha ta đều gửi gắm những bài học, ý nghĩa phê phán sâu sắc với một đối tượng, hiện tượng nào đó trong xã hội. Nhưng nó phải bằng hai mày là câu chuyện như thế, anh chị hãy phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày để thấy được ý nghĩa trào phúng sâu sắc được ẩn sau những tình tiết gây cười.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

1. Mở bài

Giới thiệu truyện: “Nhưng nó phải bằng hai mày”, một câu chuyện đưa đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc, vừa bi vừa hài, đồng thời một phần lên án những góc khuất trong xã hội thời bấy giờ

2. Thân bài

Phân tích tình huống truyện

  • Cốt truyện
  • Nhân vật: Lý trưởng, người nông dân: Cải và Ngô
  • Mâu thuẫn đánh nhau nên cả 2 cùng đi kiện
  • Tiếng cười trong truyện: Mâu thuẫn bật lên tiếng cười và ý nghĩa
  • Thầy Lý mang tiếng xử kiện giỏi nhưng lại ăn đút lót
  • Hành động gây cười của Cải và thầy Lý
  • Cảnh tượng éo le của Cải: Vừa mất tiền vừa bị đánh
  • Lên án một bộ phận con người trong xã hội cũ

3. Kết bài

Cảm nghĩ về câu chuyện: Thông qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã góp phần nào đó làm cho nền văn học dân gian trở nên phong phú hơn, tạo nên nét riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc, là một mảnh ghép tạo nên bức tranh đầy đủ về một xã hội thời bấy giờ để còn lưu truyền cho tới ngày nay

Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh vô cảm

II. Bài tham khảo

Truyện dân gian Việt Nam luôn có những nét đặc trưng riêng biệt, đặc biệt là những câu chuyện ngụ ngôn luôn đem đến cho người nghe những giây phút thoải mái, những bài học quý giá đúc rút ra sau mỗi câu chuyện, tiêu biểu cho những tác phẩm đó là truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”, một câu chuyện đưa đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc, vừa bi vừa hài, đồng thời một phần lên án những góc khuất trong xã hội thời bấy giờ.

Câu chuyện diễn ra giữa hai người nông dân tên Ngô và Cải, do mâu thuẫn cá nhân mà không ai chịu nhường nhịn ai dù là một li nhỏ nhất, cả hai đều tự cho mình là đúng và không chấp nhận chịu phần thiệt thòi về cho bản thân, từ đó cùng nhau đi kiện để quan phân xử giúp. Quan đứng ra xử kiện cho hai người nông dân là Lý Trưởng, câu chuyện xoay quanh người quan, Ngô và Cải, những tình huống khiến người đọc bật cười cũng từ đây mà xuất hiện, tiếng cười xuất hiện do mâu thuẫn của sự việc, thầy Lý với vẻ bên ngoài là một người công tư phân minh, được cho là xử kiện giỏi, đứng ra đem lại công bằng cho người dân, nhưng ẩn sâu bên trong con người này lại là một ông quan tham, một người yêu thích đồng tiền hơn bất cứ thứ gì khác, ông ta xử kiện dựa trên những gì mà ông ta nhận được từ người kiện cáo, và tỉ lệ thắng kiện cũng đồng nghĩa với số tiền mà ông ta nhân được từ người đó.

Xem thêm:  Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của anh chị với một cách kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian

Trước vụ kiện cả Cải và Ngô đều muốn mình là người được ưu ái, muốn là người thắng kiện, không phải chịu những trận đòn của quan, và cũng muốn nhìn người kia khổ sở và mất mặt nên cả hai đều đã đút lót quan một số tiền nhất định. Và điều gì đến cũng đến, Tiếng cười được bật lên thông qua cử chỉ và hành động của hai người nông dân và quan xử kiện, vì đã đút lót quan nhiều hơn nên Ngô ung dung tự tại mà không việc gì, còn Cải với số tiền ít hơn Ngô nên đã không giúp Cải tránh những trận đòn nhừ tử của quan. Và khi bị lôi ra đánh Cải, vì nghĩ là quan đã quên nên Cải đã xòe năm ngón tay ra để cầu xin lẽ phải với quan, bằng cử chỉ và lời nói của mình cải muốn nhắc nhở quan về số tiền mà anh đã đưa trước đó.

Nhưng thứ mà anh nhận lai được là một hành động tương tự đến từ phía Thầy lý, Thầy lý cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải và nói “Mày phải nhưng nó phải bằng hai mày” một câu chơi chữ vô cùng sắc bén đã khiến người đọc phì cười, một hàm ý mà chỉ những người trong cuộc với nhau mới có thể hiểu được, dù biết là Cải đã có lẽ phải với quan nhưng lẽ phải của cải so với Ngô chỉ bằng một nửa. Cao trào của chuyện được thể hiện ở hành động xử kiện của thầy lý, một con người tham lam nhận tiền từ hai phía và sẽ xử thua nếu như số tiền đút lót đó ít hơn, còn về phía Cải, anh chàng này rơi vào tình huống bi hài vô cùng, cùng nhau đi kiện nhưng anh Ngô với số tiền đút lót lớn hơn nên đã tự đắc vô cùng, còn Cải tiền mất tật mang, vừa mất tiền đút lót quan nhưng không hề được một chút ưu ái nào mà còn bị lôi ra đánh.

Xem thêm:  Em hiểu như thế nào về cốt và cách của thơ mà Viên Mai nói đến

Câu chuyện vô cùng thành công với những mâu thuẫn trong suốt câu chuyện để đẩy tiếng cười lên cao trào, bên canh đó tình huống chuyện bi hài khiến người đọc bật cười hả hê. Xuất phát trong dân gian, câu truyện muốn lên án những con người ham danh lợi, vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm, lên án xã hội sống thiếu công bằng, mọi người dùng đồng tiền để hơn thua nhau trong cuộc sống. Ngoài ra câu truyện cũng là bài học vô cùng quý giá lưu truyền trong dân gian để dạy dỗ con người về lối sống, phong cách sống, để tạo ra một xã hội công bằng

Thông qua truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã góp phần nào đó làm cho nền văn học dân gian trở nên phong phú hơn, tạo nên nét riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc, là một mảnh ghép tạo nên bức tranh đầy đủ về một xã hội thời bấy giờ để còn lưu truyền cho tới ngày nay

Theo Sangtactre.com

Post Comment