Văn mẫu lớp 10

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều

Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Việt Nam trung đại. Truyện mang màu sắc hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Truyện kể về nhân vật Thúy Kiều, nhân vật chính, nhân vật trung tâm và cũng là nhân vật thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, là tài nữ vang danh nhưng cuộc đời nàng phải chịu nhiều oan trái, khổ đau. Không những xinh đẹp, tài năng, Kiều còn là một cô gái có nhân cách lớn. Chỉ vì nghĩ cho gia đình, làm tròn bổn phận đạo hiếu mà chính Kiều không ngờ rằng, từ cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hiếu và tình, cuộc đời nàng lại sang chương mới với nhiều ân oán đến thế.

Vì giữ trọn lòng đạo hiếu cứu cha, cứu em, cứu gia đình đang trên bờ vực thẳm, Thúy Kiều quyết lòng bán mình chuộc cha và em trai đang bị bắt giam trong nơi lao ngục. Tuy nhiên, hành động này có nghĩa là Thúy Kiều chấp nhận từ bỏ tình yêu, từ bỏ chàng Kim, phụ tình chàng. Là một người con gái coi trọng tình yêu, việc làm của chính mình như vậy khiến cho Thúy Kiều đau lòng khôn xiết. Áy náy vô cùng với chàng Kim, Kiều nghĩ ra cách nhờ em gái mình – Thúy Vân giúp mình trả nợ mối duyên tình. Cuộc đời nàng Kiều rẽ sang một hướng khác mà chính nàng cũng không ngờ rằng nó lại đen tối và giông tố đến thế. Thúy Kiều là một cô gái xinh đẹp, đến nỗi thiên nhiên, tạo hóa phải coi lòng ghen tị:

Xem thêm:  Suy nghĩ về mạng xã hội

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen đua thăm, liễu hờn kém xanh

Còn tài năng của nàng thì có câu dân gian đồn đại rằng, nếu kĩ nghề “cầm, kì, thi, họa” Kiều đứng thứ hai trên đời thì chắc không có ai có thể đứng thứ nhất. Người con gái ấy muốn đâu mà chẳng được tài tử văn nhân nhưng Thúy Kiều chỉ chọn yêu và dành hết tình yêu, sự thủy chung của mình cho Kim Trọng. Tuy nhiên, không biết nên vứt cái oán thán này cho ai, nói ai thấu vì chỉ vì nghịch cảnh, oan trái của gia đình khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị chịu tù đầy oan trái mà Thúy Kiều nhìn cảnh đó không nỡ, đau đến xé ruột xé gan để đi đến quyết định bán mình chuộc cha. Bán mình chuộc cha cũng có nghĩa là Kiều phải phụ tình chàng Kim, mang tội phụ tình, trong lòng Kiều đau đớn khôn nguôi, không thể trọn duyên với chàng Kim nên nàng quyết định trao duyên cho Thúy Vân, nhờ em gái thay mình trả nợ đời cho mối duyên này:

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên

Từ thuở xưa có đời nào chị gái, kẻ thân phận bề trên mà phải cúi lạy em như vậy không, vậy mà trong gia đình gia giáo như Vương gia, câu chuyện này có thật từ chị em Thúy Vân – Thúy Kiều. Vì chỉ sợ em gái ái ngại mà chối lòng, Thúy Kiều đành phải dùng đến cách quỳ lạy, van xin, thiết tha cầu khẩn em nhất định phải giúp mình. Bởi vậy, cho dù giữa Thúy Vân và Kim Trọng chỉ là mỗi duyên thừa nhưng vì chị mà Thúy Vân không thể nào từ chối. Mối duyên trong sáng, thiêng liêng như thế vậy mà cũng bị đứt gánh giữa đường, vì mang nỗi cơ hồ phụ tình, khiến lòng Thúy Kiều có nhiều nỗi dằn vặt.

Xem thêm:  Em hãy bình luận câu tục ngữ Lửa thử vàng gian nan thử sức

“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Thúy Kiều nào có mong có sự thành ra thế này. Đối với Kiều chàng Kim chính là mối tình đầu trong trẻo và cũng là mối tình mà nàng muốn có sự bất diệt, trường tồn mong muốn tình đầu cũng như tình cuối. Thế nhưng xã hội phong kiến bất công đã đẩy gia đình nàng đang ấm êm xảy ra bi kịch, là một người trưởng nữ, Thúy Kiều không thể làm ngơ trước sự đau đơn, oan khuất của cha và em. Giữa chữa hiếu và chữ tình nàng đành phải nói lời lạy tạ mong sự tha thứ của chàng Kim vì Thúy Kiều xin chọn chữ hiếu làm đầu:

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Phải bán mình và cũng phải xa lìa chàng Kim, đối với Kiều, cuộc sống như đã có dấu chấm hết. Tuy nhiên, nghĩ về chàng Kim, Kiều vẫn mong muốn, ước nguyện cho chàng những điều tốt đẹp nhất. Kiều mong Vân xót xa cho thân phận chị mà mở lòng đồng ý với nguyện ước cuôi của chị. Dù đau đớn nhưng chỉ có trao tình Kim Trọng cho Thúy Vân, Thúy Kiều mới bớt những nỗi hổ thẹn, bớt đi phần nào những nỗi day dứt. Tin tưởng Thúy Vân, Thúy Kiều còn trao lại cho em cả kỉ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng:

Xem thêm:  Cảm nhận của em về những triết lí nhân sinh mà Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi gắm qua bài thơ Nhàn

“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Và rồi cuối cùng cũng cho mình được một lựa chọn. Với sự quyết định này, Kiều sẽ không bao giờ hối hận vì cha mẹ, gia đình là điều quan trọng nhất cuộc đời KIều. Nhưng phụ tình chàng Kim là có, phản bội lời thề có, chính bởi vậy, Kiều rất cứng rắn phán quyết cho mình là kẻ chẳng ra gì, ngưỡng chỉ dám mong Kim Trọng hiểu cho nỗi lòng của nàng:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây

Giữa sự chọn lựa chữ hiếu và chữ tình, Thúy Kiều chọn làm tròn bổn phận đạo hiếu. Và với quyết định như thế, Thúy Kiều phụ tình chàng Kim, trở thành tội nhân trong tình yêu của chính mình, Thúy Kiều đau đớn muôn phần. Xã hội phong kiến với nhiều oan trái bất công đã đẩy những cuộc đời như Thúy Kiều xuống vũng bùn sâu không lối thoát, thật bất công cho những số phận lương thiện bị trù dập còn những kẻ ác lại sống nhởn nhơ.

Minh Anh

Post Comment