Văn mẫu lớp 12

Văn phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập

Văn phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập

Hướng dẫn

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kì lịch sử bền bỉ đấu tranh của dân tộc, đồng thời tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nước Việt Nam mới. Một văn kiện lớn lao như thế nhưng được thể hiện trong một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ, lời lẽ có đủ sắc thái trang trọng, điềm đạm, khách quan, dứt khoát, hùng hồn…, thể hiện một quyết tâm của cả dân tộc đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do độc lập.

Nói đến bản tuyên ngôn, người ta phải nói đến lập luận chặt chẽ và những luận cứ không ai có thể bác bỏ. Bác đã trích dẫn tuyên ngôn của nước Pháp và nước Mĩ, những tuyên ngôn nổi tiếng mà người Mĩ, người Pháp hiên nay không thể phản bội lại. Từ tuyên ngôn về quyền con người của nước Mĩ, Bác đã suy rộng ra quyền của các dân tộc mà một nhà văn hoá nước ngoài đã đánh giá Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người, thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình.

Trong tuyên ngôn, Bác đã khẳng định dân tộc ta đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Và như vậy, phe Đồng minh không thể không công nhận sự tự do độc lập của nước ta. Nhà thơ Chế Lan Viên đã đếm cả bản tuyên ngôn có 20 chữ quyền. Ông giảng giải: bài văn này là của chính phủ, chính quyền, đứng trong thế đòi các quyền mà viết. Nó tiếp tục bản yêu sách của nhân dân Việt Nam năm 1919 của ông Nguyễn Ái Quốc, bản yêu sách có tên là Quyền của các dân tộc. Nó cũng là mở đầu cho điều 1, chương 1 của bản Hiến pháp năm 1980. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền (Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn). Như vậy là Hồ Chí Minh tập trung đòi quyền độc lập, tự do cho nước Việt Nam, vì thế mà Người nhắc đến chữ quyền nhiều như thế.

Bản tuyên ngôn còn là một bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp. Mười bốn câu, câu nào cũng nói đến chúng (thực dân Pháp) với những tội ác hết sức dã man đổ lên đầu dân ta. Bác đã cho thấy thực dân Pháp vừa tàn ác với dân ta, vừa hèn nhát trước phát xít Nhật; chúng không còn một tư cách nào để trở lại Việt Nam.

Để thuyết phục mọi người thì không gì mạnh hơn là sự thật. Vì thế trong bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh luôn luôn láy đi láy lại mấy chữ sự thật là. Sự thật sẽ bác bỏ mọi lí lẽ ngụy biện, bác bỏ mọi âm mưu đen tối của thực dân Pháp. Và sự thật cuối cùng là nước Việt Nam đã thành một nước một nước tự do, độc lộp.

Xem thêm:  Tóm tắt truyện "Ông già và biển cả" của nhà văn Hê-minh-uê

Xin dẫn lại lời bình của Chế Lan Viên về câu văn của cuối bản tuyên ngôn: Văn viết: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thực tế đã trở thành một nước tự do độc lập chính là nhấn mạnh cả hai phía sự và lí ấy, Đồng minh khó bẻ một lí nào (Bài đã dẫn).

Văn trong bản tuyên ngôn không chỉ là văn, nó là lời non nước, vì thế mà Bác thấy sung sướng, coi đây là thành công thứ ba trong cả cuộc đời viết văn, làm báo đầy kinh nghiệm của mình. (Theo Nguyễn Đàng Manh – Vân chính luận ở Tuyên ngôn Độc lập).

Thu Trang

Post Comment