Văn mẫu lớp 7

Thơ Đường – Những tiếng nói xa xưa, những tâm hồn cao đẹp – Bình giảng văn 7

Thơ Đường – Những tiếng nói xa xưa, những tâm hồn cao đẹp – Bình giảng văn 7

Hướng dẫn

Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ X), là một trong nhũng thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc, đồng thời là một thành tựu đột xuất của thơ ca nhân loại. Cho đến nay, các nhà sưu tầm và nghiên cứu còn lưu lại được gần 50000 bài thơ của hơn 2000 nhà thơ Đường. Thơ Đường vừa độc đáo vừa có tính cổ điển nhưng lại thể hiện một cách đầy đủ, tập trung đặc điểm của thể loại thơ. Đối với lịch sử văn học, thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại Việt Nam gần ba thế kỉ. Đối với bạn đọc Việt Nam, nhất là học sinh trung học cơ sở, thơ Đường là những sản phẩm tinh thần vừa xa vừa xưa. Nhưng học thơ Đường không phải chỉ là chiêm ngưỡng nhũng “cổ vật” mà chúng ta vẫn hiểu được tiếng nói của người xưa và vẫn rung cảm, thấm thía được những tâm hồn cao đẹp. Bốn bài Đường thi Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ chính là nhũng tiếng nói tuy xa xưa nhưng vẫn ánh lên nhũng tâm hồn cao đẹp, đem lại cho chúng ta nhiều hiểu biết và sự rung cảm quý giá;

Bài thứ nhất: Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngấm thác núi Lư) của Lí Bạch

Phiên âm chữ Hán:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,

Dao khan bộc bốquải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Tương Như dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,

Xa trông dòng thác trước sông này.

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,

Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.

Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt thuộc đề tài tả cảnh ngụ tình. Tuy là bốn câu theo thể Đường thi, nhưng bố cục bài thơ khá độc đáo. Không bố cục tùng câu, nêu từng ý kiểu 1/1/1/1, cũng không bố cục hai phần 2 ý kiểu 2/2 mà là 1/3. Câu thứ nhất “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”, phác ra cái phông nền của bức tranh toàn cảnh thác núi Lư. Nhà thơ Lí Bạch miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi, nắng sáng. Thác nước đổ mạnh, tung bọt, bay như sương khói phản quang dưới nắng, hắt ra một màu tía rực rỡ, kì ảo. Ba câu tiếp sau đặc tả hình ảnh dòng thác đang tuôn chảy. Câu thứ hai tả nét tĩnh của dòng thác. Câu thơ nguyên tác phải hiểu là “Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước”. Động từ “quải” nghĩa là “treo” có vẻ như “tĩnh”, biến cảnh “động” thành nét “tĩnh”. Tiếp đó là câu thứ ba, từ nét “tĩnh” chuyển sang cảnh “động”. “Nước bay thẳng xuống”, nguyên tác chữ Hán “phi” nghĩa là bay, khiến bức tranh trở nên linh hoạt, sống động. Đến câu cuối thì cảnh thác Hương Lô mới thực là tuyệt vời: “Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”. Nghệ thuật so sánh ở đây cũng như phép cường điệu, phóng đại ở hai câu trên có vẻ như vô lí. Song đặt trong văn cảnh, người đọc vẫn cảm thấy chân thực, tự nhiên. Vì ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ nên nhìn từ xa có cảm giác dòng nước như một dải lụa treo lơ lửng vắt từ trong mây, từ trên đỉnh trời mà trải xuống, chảy xuống. Do đó thi sĩ lãng mạn Lí Bạch mới ngỡ rằng sông Ngân Hà – một dòng sông đầy sao sáng trong huyền thoại cổ xưa – đang tuột khỏi mảy, chảy xuống trần gian vậy. Nhiều người coi câu cuối bài thơ này là “danh cú” (câu thơ, câu văn nổi tiếng) bởi nó đã huyền thoại hoá một hình ảnh tạo vật ở trần gian và ngược lại nó trần gian hoá một hình ảnh của huyền thoại. Qua câu thơ, tác giả đã biểu hiện một cái nhìn đầy sáng tạo và một cảm xúc thật mạnh mẽ. Có thể nói, với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, bài Xa ngắm thác núi Lư đã miêu tả một cách sinh động vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chây từ đỉnh Hương Lồ, thuộc dãy núi Lư. Qua đó, Lí Bạch thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước đằm thắm và phần nào bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của một hồn thơ lãng mạn mà người đời thường gọi ông là “Tiên Thi”.

Chất “Tiên Thi” của Lí Bạch còn được thể hiện ở bài thơ thứ hai: Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh).

Phiên âm chữ Hán:

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Cứ đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

Tương Như dịch thơ:

Đầu giường ti ăng sáng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

Mới đọc, nhiều người ngỡ đây là bài thơ tứ tuyệt Đường thi. Nhưng thực ra khống phải thế. Bởi vì Lí Bạch đã không phối hợp các thanh điệu trong mỗi câu thơ và trong cặp câu thơ theo đúng luật bằng trắc của Đường thi mà viết phóng túng theo cảm xúc của mình. Các nhà nghiên cứu xếp bài Tĩnh dạ tứ này thuộc thơ “cổ thể”, tức thể thơ xuất hiện trước thơ Đường. Bài thơ bốn câu, đan xen vừa tả cảnh vừa biểu hiện tình cảm của nhà thơ, cảnh và tình quan hệ khăng khít trong tùng cặp câu, khó mà tách bạch. Chúng ta biết rằng, nhà thơ sáng tác bài thơ này khi đang phải sống nơi đất khách quê người với biết bao gian khổ và không nguôi nỗi nhớ quê hương. Hai câu đầu vừa tả trăng sáng vừa tự vẽ chân dung và tự bộc bạch tâm trạng của con người:

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép liên kết

Đầu giường trăng sáng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương.

Thấy trăng sáng đầu giường, nghĩa là nhà thơ đang nằm trên giường, chứ không phải đang ngồi (đọc sách), hay đang đứng ở ngoài sân ngắm trăng. Nằm trên giường, thao thức mãi không ngủ được, thấy trăng chiếu xuống, tưởng trời đã sáng, mặt đất phủ sương đánh thức mình trở dậy. Câu thơ thể hiện rõ tâm trạng khắc khoải, dáng hình trăn trở, thao thức của kẻ li hương. Chỉ một chữ “ngỡ” (trong nguyên tác là “nghi” đủ nêu được hai trạng thái của cái tôi trữ tình Lí Bạch. “Ngỡ mặt đất phủ sương” trực tả tâm trạng bâng khuâng, bất định, vừa gián tiếp tả cử chỉ của người đang nằm trên giường “cúi đầu” xuống nhìn mặt đất, nhìn vào mông lung, nhớ đất, nhớ người.

Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ dâng trào, cử chỉ cũng thêm bối rối, trằn trọc:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đấu nhớ cố hương.

Nếu ở hai câu trên, nhà thơ tả ngoại cảnh trước, nội tâm sau, thì đến đây, cảnh và tình, cử chỉ và tâm trạng hài hoà đan xen không thể tách bạch. Đang “cúi đầu” nhìn đất, nhớ quê, rồi ngẩng đầu “nhìn trăng sáng” để cố xua đi, để vơi bớt nỗi nhớ, thì nỗi nhớ bỗng trở lại, ngập tràn con tim, nên đành lại “cúi đầu nhớ cố hương”. Nổi khác đi, trong cái đêm thanh tĩnh ấy, trăng rất sáng, rất đẹp nhung lòng người không thể vui với trăng được, mà trái lại, dù ngẩng đầu nhìn trăng, hay cúi đầu nhìn đất thì nỗi nhớ quê vẫn khắc khoải trong lòng. Các động từ cử, vọng, đê, tư – ngẩng, nhìn, củi, nhớ liên kết chặt chẽ với nhau vừa tả cử chỉ vừa biểu hiện tâm trạng nhà thơ thật hài hoà đậm nét. Có người nói Tĩnh dạ tứ là bài thơ “đối cảnh sinh tình”. Nói vậy có phần đúng, nhưng không đủ. Tình vừa là nhân vừa là quả. Nhớ quê, thao thức không ngủ, nhìn trăng. Cảnh vừa là quả vừa là nhân. Trăng sáng, càng nhìn trăng, càng nhớ quê. Nghệ thuật phối hợp thế giới khách quan và nội tâm con người của bậc “Tiên Thi” Lí Bạch thật đáng nể trọng. Rõ ràng, với những từ ngữ đơn giản mù chắt lọc, bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tình đã thể hiện một cách nhẹ nhàng và thấm thía tình cảm quê hương của một kẻ sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.Đọc đến bài thơ thứ hai của Lí Bạch ta mới thấy đó là những tiếng nói xa xưa nhưng chứa đựng những tâm hồn vô cùng cao đẹp, rất gần với chúng ta ngày.nay.

Bài thứ ba: Hồi hương ngẫu thư (Ngưu nhiên viết nhân buổi mán về quê) của Hạ Tri Chương thì sự tiếp nhận và cảm xúc của chúng ta càng sáng tỏ, càng đậm đà hơn:

Phiên âm:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

Hương ảm vô cải, mấn mao tồi,

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

Phạm Sĩ Vĩ dịch thơ:

Khi đi trẻ, tức về già,,

Giọng quê vun thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào,

Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi?

Theo sử liệu, Hạ Tri Chương – tác giả bài Hồi hương ngẫu thứ – đỗ Tiến sĩ, làm quan trên 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông, từ lúc trai trẻ đến năm 86 tuổi mới cáo quan, nghỉ hưu, trở về quê hương. Vừa đặt chân tới làng thì gặp một sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Thế là ông ngẫu hứng viết bài thơ này. Bài thơ có hai chữ “ngẫu thư” không có nghĩa đây là sự tình cờ bộc lộ một cách tự nhiên mà bắt nguồn từ một nỗi niềm day dứt, một tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực bất cứ lúc nào cũng có thể bật ra thành tiếng nói, thiết tha, chân thành nhất. Do đó, bài thơ có kết cấu cũng như hình ảnh, ngôn ngữ không có gì cầu kì trau chuốt. Lời thơ cứ tự nhiên kể theo sự việc đã xảy ra, nhưng nội dung cảm xúc thì thật là sâu lắng, xúc động. Bài thơ thuộc thể Đường thi, thất ngôn tứ tuyệt – bản dịch chuyển thành lục bát – gồm hai phần:

Hai câu đầu vừa kể vừa tả về bản thân mình:

Thiếu tiểu li gia, lão đụi hồi,

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

(Khi đi trẻ, lúc về già,

Giọng quê vẫn thế, tóc đù khác bao)

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Nhà thơ sử dụng từ trái nghĩa và hình ảnh đối chọi rất chỉnh. Ở câu một, từ tiểu li (nhỏ đi) trái nghĩa với đại hồi (lớn về). Hình ảnh tuổi trẻ xa gia đình đối chọi với hình ảnh lúc già về lại quê hương. Ở câu hai cũng xuất hiện hình ảnh đối: tiếng nói không thay đổi – tóc đã rụng nhiều (chữ Hán vô cải: không đổi, tồi: thay đổi). Hai câu thơ ngắn gọn, với những từ trái nghĩa, những hình ảnh đối chọi như thế khái quát được quãng đời xa quê, làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng và tuổi tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu một tự sự để biểu cảm, câu hai miêu tả để biểu cảm. Đây là phương thức bộc lộ tình cảm một cách gián tiếp. Ngôn từ và hình ảnh cứ nhẹ nhàng cất lên, thấm thía biết bao cảm xúc, nghe như đằng sau có một tiếng thở dài. Nhà thơ nhìn thấy quê hương, cất tiếng nói theo giọng của quê hương (hương âm), rồi tự ngắm mình, tự nghĩ về mình, thấy mình thay đổi nhiều quá trước quê hương, làng xóm.

Tiếp hai câu sau thì sự lạ ấy đã xảy ra:

Nhi đồng tượng, kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi?)

Bản thân nhà thơ thay đổi đã đành. Song dường như đằng sau sự việc trẻ con gặp mặt không nhận ra người quen cũng phần nào nối lên sự thay đổi của quê hương. Điều độc đáo ở đây là nhà thơ tả hình ảnh và tiếng cười nói ríu rít hồn nhiên của trẻ con khi gặp nhà thơ. Các cháu không những không chào đón thân mật trong quan hệ họ hàng, làng xóm mà lại hỏi một câu nghe đến não ruột: “Ông là khách ở nơi nào, ở làng nào, thành phố nào đến chơi…?”. Rõ ràng, trong khi mình thay đổi, thì quê hương cũng đổi thay. Mình thì đi từ trẻ, già mới quay về, còn ở quê hương thì tuổi già, bạn bè cùng trang lứa đã vắng bóng, chỉ còn lại lũ trẻ ngây thơ. Ngẫm ra, trong hoàn cảnh cụ thể bấy giờ của nhà thơ, một ông lão 86 tuổi thì điều đó đúng và thật xót xa. Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón, chứng tỏ những người cùng tuổi với nhà thơ nay đã thưa vắng nhiều.Ở thế kỉ thứVIII (năm 744, Hạ Tri Chương về quê) xa xưa ấy “Nhân sinh thất thập cổ lai hi” (Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm). Do đó, trở về nơi chôn nhau cắt rốn, mà bị xem như khách thì quả là chua xót. Các em nhỏ càng ngây thơ cười nói, hỏi han bao nhiêu, nỗi lòng nhà thơ càng tan nát bấy nhiêu. Tình huống và giọng điệu của hai câu cuối bài thơ vừa hài vừa bi như muốn cười ra nước mắt.

Có thể nói, bài thơ Hồi hương ngẫu thư đã biểu hiện một cách chân thực, sâu sắc mà hóm hỉnh tình yên quê hương thắm thiết, tinh tế, đáng trán trọng của một viên quan lớn ở đời Đường trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ. Cũng là tiếng nói của tình quê, nhưng nếu Lí Bạch từ nơi xa vọng về, nhớ quê, thì Hạ Tri Chương đứng ngay trên mảnh đất quê nhà mà giãi bày tấm lòng tha thiết đối với quê hương. Yêu quê hương, cũng chính là yêu Tổ quốc. Tâm hồn của hai thi sĩ ấy thật cao đẹp.

Bài thơ thứ tư: Mao ốc vị thu phong sở phá ca(Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) của Đỗ Phủ cũng biểu hiện một tâm hồn cao đẹp ở một hoàn cảnh khác.

Tháng túm, thu cao, gió thét già,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.

…….

Than ôi,! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Đây là bài thơ tự do, câu dài, câu ngắn phóng túng phù hợp với đề tài miêu tả một trận gió to, nhà bị tốc mái, gọi là thơ “cổ thể” – thể thơ xuất hiện trước thơ Đường. Do trình độ hạn chế nên chúng ta chỉ đọc bản dịch thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng. Và cũng vì thế, chúng ta chủ yếu tìm hiểu bố cục, hình ảnh, chứ không đi sâu phân tích, đánh giá các từ ngữ cụ thể trong nguyên tác chữ Hán như đối với ba bài thơ trước.

Bài thơ gồm bốn phần với những bút pháp khác nhau, khá linh hoạt:

– Phần một: năm câu đầu miêu tả cảnh gió làm tốc mái nhà, nhũng tấm cỏ tranh dùng lợp nhà bay sang bờ sông bên kia, treo trên ngọn cây rừng, nhào xuống lòng mương nước. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Thơ tả là chính, song vẫn toát ra nỗi khiếp sợ hốt hoảng của nhà thơ – miêu tả, biểu cảm.

– Phần hai: năm câu tiếp vừa kể việc, vừa bộc lộ nỗi xót xa, đau đớn – tự sự kết hợp biểu cảm. Hai hình ảnh đối lập được kể ra, thật đáng thương tâm: trong khi lũ trẻ thôn nam đua nhau cướp những tấm tranh, chạy đi, thì một ông già, nhà thơ Đỗ Phủ tay chống gậy, miệng thét gào thảm thiết chẳng đòi lại được, cuối cùng đành mang “lòng ẩm ức” trở về nhà. Nỗi đau vì cơn gió dữ mùa thu mỗi lúc một tăng.

Xem thêm:  Giải thích câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng

– Phần ba: tám câu tiếp theo miêu tả trận mưa phũ phàng hành hạ nhà thơ. Mưa mỗi lúc một “dày hạt”, nhà thì dột, chăn mền ướt sũng “lạnh tựa sắt”, con thơ quấy khóc… Đoạn thơ vừa miêu tả vừa kể chuyện về cuộc đời trôi nổi rồi buông lời thở than, biểu cảm. Hai câu thơ cuối “Từ trải cơn li loạn ít ngủ nghê – Đêm dài ướt át sao cho trót?” buông ra, khái quát cảnh đời và nỗi đau thân phận đến thê thảm của một kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Hình ảnh đêm dùi vừa tả thực cái đêm đen mưa gió lúc bấy giờ vừa ẩn dụ cho tình hình đất nước và cuộc đời nhà thơ vào những năm ông phải lưu lạc, li hương vì cảnh nội chiến. Câu thơ cuối cấu trúc dạng câu hỏi, hỏi tu từ “Đêm dài ướt át sao cho trót?”. Do đó, câu thơ vừa giãi bày nỗi đắng cay của nhà thơ vừa ngầm lên án giai cấp thống trị bấy giờ quá hèn kém để xảy ra nạn binh đao khiến nhân dân không sao tránh khỏi được kiếp sống lầm than, ướt át, tối tăm.

Như vậy, qua ba phần trên của bài thơ gồm mười tám câu thơ, tác giả bài Mao ốc vị thu phong sở phú ca vừa tả, vừa kể về một trận gió mưa mùa thu tàn phá căn nhà của mình, vừa ẩn dụ cho bức tranh xã hội đầy li loạn thời kì Trung Đường bấy giờ. Từ đó, nhà thơ cất lên tiếng nói xót xa cho thân phận mình nói riêng, cho kiếp người nói chung trước thiên tai và những tai ương do con người gây ra. Mỗi dòng thơ như một dòng nước mắt cứ tuôn ra, tuôn ra mãi…

– Đến phần bốn: kết bài thơ, bất ngờ thay, nhà thơ không tiếp tục thở than mà trái lại, ông bình tĩnh, suy ngẫm để rồi cất lên tiếng nói lạc quan, giãi bày niềm khát vọng lớn lao, cao đẹp. Đỗ Phủ “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian” để che khắp thiên hạ, kẻ sĩ cũng như người nghèo đều được sống hạnh phúc. Hai câu kết đoạn, cũng là kết bài thật bất ngờ.

Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Đoạn thơ thứ tư, nhất là hai câu kết này thể hiện tấm lòng vị tha (chỉ nghĩ đến người khác, không nghĩ riêng cho mình) và tinh thần nhân đạo (thương người, mong mọi người hạnh phúc) rất đáng quý của Đỗ Phủ. Ước mơ ấy, tuy mang màu sắc ảo tưởng, lãng mạn nhưng rất chân thực, bắt nguồn từ cuộc sống có thực và bản tính nhân hậu của một thi sĩ luôn luôn gắn bó với đời, luôn quan tâm và mong muốn nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân do căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là vượt lên trên bất hạnh cú nhân, nhà thơ đã thổ lộ khát vọng cao cá: ước sao có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi ngưòi nghèo trong thiên hạ. Đặt tên cho bài thơ của mình là “bài ca”, phải chăng Đỗ Phủ muốn cất cao tiếng hát vì con người, khích lệ con người vượt trên mọi đau khổ của cuộc đời hiện tại để hướng tới một tương lai tươi sáng? Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quý, xứng đáng được người đời tôn là bậc “Thánh Thi”.

Trở lại với các bài thơ Xa ngắm thúc núi Lư của Lí Bạch ; cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cũng của Lí Bạch ; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và Bài ca nhà tranh bi gió thu phá của Đỗ Phủ, cùng bài đọc thêm Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều của Trương Kế, chúng ta như được lắng nghe những tiếng nói của một lớp người rất xa, rất xưa, với những từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bố cục thật tài tình, điêu luyện. Tuy rất xa xưa, nhung qua tài năng và tâm hồn cao đẹp của các tác giả thời Đường, chúng ta vẫn hiểu và tiếp nhận được biết bao điều bổ ích: lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình thương con người, những khát vọng thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn. Thơ Đường, những tiếng nói xa xưa thể hiện những tâm hồn cao đẹp, rất đáng đọc. Rất nhiều thi sĩ Việt Nam – nhất là các thi sĩ ở thời kì trung đại – đã học ở thơ Đường cả nghệ thuật lẫn nội dung. Do đó, đọc thơ Đường, hiểu thơ Đường, chúng ta sẽ rèn luyện được nhiều kĩ năng đọc, hiểu và suy ngẫm về thơ ca Việt Nam chúng ta…

Xem lại bài bình giảng Tình người cao hơn của cải

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Post Comment