Văn mẫu lớp 7

Suy nghĩ về bình đẳng giới

Suy nghĩ về bình đẳng giới

Tổng hợp những bài làm văn Suy nghĩ về bình đẳng giới hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về bình đẳng giới thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Suy nghĩ về bình đẳng giới – Bài làm 1

Những quan niệm xưa như “nhất nam viết hữu, thật nữ viết vô” luôn luôn coi trọng người đàn ông trong xã hội mà phủ nhận vai trò của những người phụ nữa. Trong thực tế lại có rất nhiều người phụ nữ họ hoàn toàn có thể đảm nhiệm được những công việc, những trọng trách to lớn như một người nam nhi vậy. Nhưng mọi chuyện vì những hủ tục, nếp sống lạc hậu cũng luôn “trọng nam khinh nữ” đã khiến cho phái nữ không có được tiếng nói như người đàn ông. Và vấn đề bình đẳng giói trong xã hội thực sự là một bài toán nan giải và chưa có câu trả lời chính đáng.

Đầu tiên mỗi người chúng ta phải hiểu được rằng. Như thế nào thì được gọi là bình đẳng giới? Bình đẳng giới chúng ta được hiểu đó chính là nam và nữ có vai trò ngang nhau. Và cả hai giới này luôn luôn cũng phải được tạo điều kện và cơ hội phát triển năng lực như nhau. Đồng thời ở họ cũng phải có những quyền hưởng thụ như nhau về mặt kinh, tế văn hóa cũng như xã hội ở mức ngang hàng nhau không có sự phân biệt nào ở đây.

Ý nghĩa của việc bình đẳng giới trong xã hội thực sự rất lớn lao. Qua đó sự bình đẳng này dường như cũng sẽ xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay. Nhất là trong quan niệm truyền thống cũ có rất nhiều gia đình vì luôn có suy nghĩ đẻ con trai thì sẽ nối dõi được tông đường. Còn khi đẻ con gái thì “thập nữ viết vô”. Lối sống này như đã ăn sâu vào suy nghĩ của dân ta hàng trăm năm nay và đến hẳn đời sống hiện tại mà vẫn có rất nhiều gia đình mong muốn và tìm mọi cách để có thể đẻ được con trai. Thậm chí vẫn còn hiện tượng một gia đình nghèo khó đẻ được 5 người con gái nhưng vẫn muốn để sao bằng được con trai thì mới thôi. Không quan trọng tuổi tác của người mẹ đã cao,…Điều này như đem lại gánh nặng cho xã hội, đời sống của con người không thực sự được nâng cao. Họ chỉ lo không có con trai nối dõi và kể cả ngay trong một gia đình thì đứa con trai lúc nào cũng được cưng chiều hết mực so với các đứa con gái. Điều này như đã vô tình khiến cho các bé gái phải chịu nhiều tổn thương về mặt tâm lý. Còn con trai khhi được nuông chiều quá mức thì lại rất dễ măc đến các tệ nạn xã hội xấu. Qủa thực đây là một vấn đề đau đầu và tốn biết bao giấy mực của xã hội.

Việc bình đẳng giới đồng thời cũng chính là việc nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội, chăm sóc gia đình. Hiện nay thì không ai có thể  phủ nhận được sự thông minh của người phụ nữ hiện đại. Họ rất đảm đang lo toan việc nhà còn chu toàn việc nước mà không phải cánh mày râu nào cũng làm được điều này. Người phụ nữ đã nêu cao được vai trò của mình hơn trong xã hội. Hơn nữa việc bình đẳng giới giúp cho họ có nhiều điều kiện hơn để có thể phát triển và hoàn thiện chính mình hơn. Nếu như trước đây người phụ nữ không được học hành thì trong xã hội hiện đại họ đã được bình đẳng đi học và kết quả là chẳng thua kém những người đàn ông trong xã hội.

Sự bình đẳng giới này dường như cũng đã góp phần làm cho đất nước phát triển, xã hội văn minh hơn. Con người cũng đã sống như được bình đẳng hơn rất nhiều. Ta đã biết đến bà Trương Thị Mỹ Hoa là phó chút tịch nước đồng thời cũng chính là một người mẹ, một người phụ nữ của gia đình. Lo toan được nhiều công việc một lúc mà ở trong công việc nào, lĩnh vực nào cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thế rồi ta như nghe thấy tin PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái ngành Tâm lý học là một người phụ nữ được phong tặng danh hiệu phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam vào năm 2016. Đây thực sự là một minh chứng rõ nét nhất về tài năng của những người phụ nữ trong xã hội không hề thua kém gì người đàn ông. Nên việ bình đẳng giới là việc vấn đề đáng làm.

Thực tế ngày nay cho thấy được tuy nói là " bình đẳng giới" nhưng không có nghĩa là cả hai gới đều có thể làm được việc của nhau. Và ta như cũng thấy được lại có những công việc đặc thù riêng của mỗi giới. Bên cạnh đó ta như thấy được đã có một số phụ nữ lạm dụng quan điểm này,muốn thể hiện mình. Chính những điều này cũng như không hoàn thành trách nhiệm người mẹ, hay người vợ, chuyển nó sang cho chồng gây mất hạnh phúc gia đình. Không chỉ dừng lại ở đó thì ta như thấy được một số khác tự cho rằng không cần đàn ông trong gia đình vì tự mình có thể đảm nhận hết gây mất cân bằng xã hội như ta vẫn thấy những người mẹ đơn thân trong xã hội. Không chỉ vậy thì đàn ông lợi dụng "bình đẳng giới" để bóc lột phụ nữ về sức lao động….

Bình đẳng giới thực sự là một quan điểm cực kì tiến bộ, và con người chúng ta cũng cần phát huy hơn nữa và có cách nhìn nhận đúng đắn về nó. Chúng ta cần phải hiểu được chính vai trò của mỗi cá nhân nói chung, thế hệ trẻ nói riêng với việc xây dựng xã hội bình đẳng giới.

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thao tác lập luận so sánh

Suy nghĩ về bình đẳng giới – Bài làm 2

Trước đây chúng ta hay có tư tưởng: “Trong nam khinh nữ”. Đó là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính mà ở đó người phụ nữ bị hạ thấp, và không được coi trọng.Nhưng ngày nay tư tưởng đó đã trở thành lạc hậu và được thay đổi bằng tư tưởng bình đẳng giới.

Bình đẳng giới là một khái niệm ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi…

Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách công bằng như: Quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái…Thậm chí người phụ nữ có quyền đi làm và độc lập riêng về tài chính. Những việc làm đó dựa trên cơ sở chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững.

Thực hiện bình đẳng giới trong xã hội là người phụ nữ có quyền tham gia vào các công việc của xã hội như đàn ông: Đó là có thể đảm nhiệm những chức vụ cao, có quyền tham gia chính trị…. Được xã hội công nhận về năng lực và vị trí của bản thân. Có những người phụ nữ rất giỏi, họ tham gia chính trị, đối ngoại còn có thể giỏi hơn cả đàn ông. Ví như: Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị NinhTừng là giảng viên đại học Paris III, thông thạo tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao nổi bật và cá tính nhất của Việt Nam thời Đổi mới.Trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bà đã có những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nhiều chính khách trên thế giới đều phải thừa nhận rằng, ít có một nhà ngoại giao nào có thể đại diện cho Việt Nam một cách ý tứ và lịch thiệp được như bà Tôn Nữ Thị Ninh. Khi nói chuyện, ánh mắt bà luôn nhìn thẳng đầy tự tin. Đó là ánh mắt tinh nhanh nhưng ấm áp. Khuôn mặt, cử chỉ, phong thái, giọng nói bà tỏa ra một năng lượng hấp dẫn người đối diện. Điều đó khiến bà luôn tự tin và làm chủ, kể cả trong những cuộc đàm phán trước hàng trăm chính trị gia quốc tế.

Đây là một tư tưởng hoàn toàn tiến bộ và thiết thực, nó đã xóa bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay. Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình giúp con cái mỗi gia đình được nuôi dưỡng, được hưởng sự chăm sóc chu đáo hơn cả từ cha lẫn mẹ, học hành tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội. Sự quan tâm, giáo dục của gia đình đối với con cái là môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, thích ứng với đòi hỏi về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và  giúp con cái tránh những tệ nạn xã hội nảy sinh. Đồng thời bên cạnh đó người phụ nữa có thể làm chủ cuộc sống của mình nhờ đó mà có thể nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội,chăm sóc gia đình. Góp phần làm cho đất nước phát triển,xã hội văn minh.

Nhưng tư tưởng đổi mới này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Vẫn có những nơi còn giữ những tư tưởng lạc hậu đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ, họ bị cấm cản về nhiều phương diện. Có những gia đình vẫn giữ tư tưởng thích con trai mà không thích con gái. Chính vị vậy mới có những câu chuyện: những bé gái khi mới lọt lòng đã bị chính những người ruột thịt thân yêu ghẻ lạnh. Các em bị đối xử bất công, không được đi học, không được quyền tham gia các công việc như những bạn nam cùng trang lứa. Nhưng đó chỉ là số ít bởi ở những nơi vẫn còn xuất hiện tư tưởng đó bởi dân trí nơi đó vẫn thấp, họ chưa chịu tiếp thu và thay đổi tư tưởng mới.

Vì vậy, để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình, xã hội đã được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Người phụ nữ cần nhận thức được giá trị và năng lực của bản thân từ đó ý thức tự vươn lên giải phóng chính bản thân mình. Phải không ngừng học tập và nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò và vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”, một xã hội văn minh và hạnh phúc.

Suy nghĩ về bình đẳng giới – Bài làm 3

Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng ở nước ta hiện nay. Họ đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất và đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình lao động sản xuất từ những định kiến về bình đẳng giới.

Xem thêm:  Lập dàn ý bài văn Mao ốc vị thu phong sở phá ca

Bình đẳng giới  là nam và nữ có vai trò ngang nhau, được tạo điều kện và cơ hội phát triển năng lực như nhau, có quyền hưởng thụ như nhau về mặt kinh tế văn hóa – xã hội. Kết quả phỏng vấn trong một nghiên cứu năm 2015 của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho biết: Trong 14 công việc gia đình chủ yếu, phụ nữ đảm nhiệm 12 phần việc, đặc biệt là công việc liên quan đến chăm sóc con cái; hơn 60% số phụ nữ được hỏi đã trả lời rằng họ đã làm những việc nhà từ trước 18 tuổi, trong khi con số này ở nam giới chỉ là 25%; những công việc gia đình của phụ nữ còn mở rộng đến cả việc chăm sóc hai bên gia đình nội – ngoại, còn nam giới chỉ xuất hiện trong những tình huống cần đến hình ảnh đại diện, dự các cuộc họp bàn công việc của cộng đồng, gia tộc hoặc họp phụ huynh; phần lớn phụ nữ cũng không phải là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu với nam giới về đất đai và những tài sản lớn; trong nhiều trường hợp, con gái không được chia, hoặc được chia phần tài sản ít hơn so với con trai.

Bất bình đẳng giới còn biểu hiện rất rõ trong các tiêu chí liên quan tới đạo đức, cụ thể là dư luận dường như tỏ ra khoan dungvới tự do tình dục của nam giới hơn là nữ giới, thậm chí lên án nhiều hơn với phụ nữ nếu có hành vi tương tự. Và nhiều hệ quả khác của bất bình đẳng giới còn thể hiện ở tình trạng phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo hành tình dục. Họ cũng mất phần lớn hoặc thậm chí không có quyền chủ động với những biện pháp kế hoạch hóa gia đình dù được khuyến cáo. Ngoài xã hội, phụ nữ thường chịu nhiều định kiến và ít có cơ hội. Về phân công lao động xã hội, phụ nữ cũng thường dễ chấp nhận không đi làm hoặc làm công việc thu nhập thấp để dành thời gian cho việc chăm sóc chồng con, cũng như hai bên gia đình nội – ngoại. Việc khuôn phụ nữ vào vai trò chăm sóc đã hạn chế các cơ hội của họ trong học tập, theo đuổi sự nghiệp, tham gia công việc xã hội. Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình đẳng với nhau. Cụ thể là mọi công việc trong gia đình đều được các thành viên, trước hết là vợ và chồng cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Vợ và chồng cần phải bình đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện mọi công việc. Trong lĩnh vực dân số – sức khỏe sinh sản, vợ chồng phải cùng chia sẻ mọi vấn đề. Vợ và chồng phải có bổn phận như nhau trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, quyết đinh sinh con, số con và khoảng cách sinh, trong đó cần hết sức quan tâm chăm sóc phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ. Trong gia đình, tuyệt đối không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Con trai và con gái đều có quyền và trách nhiệm như nhau đối với gia đình và xã hội. Con gái cũng phải bình đẳng như con trai trong việc học tập, lao động và hưởng thụ. Ngay từ nhỏ, cha mẹ phải chú trọng giáo dục cho con cái mình hiểu rõ điều này. Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ là từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn phải đấu tranh bảo vệ môi trường gia đình được ổn định và phát triển bền vững, tiếp thu những mặt tích cực của gia đình hiện đại và những đặc điểm tốt đẹp của gia đình truyền thống; tránh những tác động tiêu cực trong xu thế hội nhập tới gia đình như chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân.
Công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ, thực chất là nhằm mang lại cuộc sống hạnh phúc cho cả hai giới. Trong mọi mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt là quan hệ vợ chồng thì sự bình đẳng bao giờ cũng là tiền đề để tạo nên hạnh phúc. Điều quan trọng là chính phụ nữ phải tập cho các thành viên trong gia đình ý thức tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới từ rất nhỏ, chủ động chia sẻ phân công công việc trong gia đình.

Trong gia đình sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của vợ, chồng, các thành viên trong gia đình đối với các hoạt động hằng ngày, cũng như tạo điều kiện cho nhau trong học tập, nâng cao trình độ, công tác, trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè… quan tâm tới con cái một cách công bằng, tạo nên sự đồng thuận, tránh đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, mới thúc đẩy có hiệu quả việc thực hiện bình đẳng giới. 
Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam trước hết cần thay đổi từ nhận thức (chủ yếu là nam giới nhưng cũng gồm cả nữ giới) như: phải loại bỏ cách nghĩ cũ về vai trò của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm gia đình, khuyến khích phụ nữ tăng tính tự chủ, mạnh dạn nắm bắt các cơ hội.  Để đạt tiến bộ bình đẳng giới, trong tầm nhìn trung và dài hạn, các hoạt động xã hội thực tiễn cần có sự đa dạng như: thông qua các phương tiện truyền thông để giáo dục công chúng, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ; lập và thực thi các chương trình nhằm nâng cao quyền lợi của phụ nữ; cải thiện dịch vụ xã hội để giảm gánh nặng việc nhà cho phụ nữ; tăng thêm tính khả thi của chính sách, pháp luật liên quan việc thúc đẩy sự tiếp cận của phụ nữ với các cơ hội phát triển học vấn, sự nghiệp.

Xem thêm:  Biểu cảm về loài cây em yêu: cây lúa

Vai trò của mỗi cá nhân nói chung, thế hệ trẻ nói riêng với việc xây dựng xã hội bình đẳng giới là vô cùng quan trọng vì đó là tương lai xã hội, tương lại con người.

Suy nghĩ về bình đẳng giới – Bài làm 4

Bình đẳng giới là một vấn đề không quá mới lạ thế nhưng đã tồn tại và gây nên nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn thế giới đã từ rất lâu. Quan niệm về bình đẳng giới đã thấm sâu vào tư tưởng của từng dân tộc và mỗi nơi lại có một tư tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay bình đẳng giới đã từng ngày thể hiện được vai trò của mình và thay đổi cách nhìn của toàn thế giới.

Bình đẳng giới là sự công bằng trong cách đối xử giữa nam và nữ, họ đều có vai trò ngang nhau; được tạo điều kiện và cơ hội học tập rèn luyện và phát triển năng lực như nhau; có quyền như nhau trong hưởng thụ những thành quả kinh tế, văn hóa, xã hội; có trách nhiệm và quyền lợi như nhau…Đó là một sự tiến bộ về nhận thức của xã hội. Sự tiến bộ ấy là hoàn toàn tích cực khi mà bình đẳng giới không chỉ đơn thuần là mang đến sự công bằng cho nữ giới mà còn thay đổi cả một hệ tư tưởng về quyền con người. Xưa kia khi bình đẳng giới vẫn còn là một điều hoàn toàn xa lạ, nữ giới luôn bị coi thường và bị coi là không bằng nam giới về mọi mặt. Những người phụ nữ thời xưa thường không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí còn có những người bị đánh đập, hành hạ, mua bán rẻ mạt và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ không được trọng dụng. Trọng nam khinh nữ là câu nói thể hiện rõ nhất sự bất bình đẳng giới khi xưa. Từ đó tạo nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ không hề có tài và khả năng làm việc lớn. Thế nhưng hiện nay, bình đẳng giới đã xóa tan đi hủ tục đó. Thành quả và công sức của người phụ nữ được trọng dụng, thậm chí là hơn cả nam giới trong nhiều trường hợp. Có thể chúng ta đã biết nhưng thủ tướng tài ba, những vĩ nhân nổi tiếng thế giới là phụ nữ. Hay như chính trong những trang sử hào hùng của người Việt, có biết bao người phụ nữ từ Hai Bà Trưng đến Võ Thị Sáu, họ đều là nữ giới nhưng biết bao con người trên thế giới này phải nhìn lên ngưỡng mộ và khâm phục họ.

Bình đẳng giới mang lại cho xã hội những ý nghĩa rất lớn. Đầu tiên phải kể đến là tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ xưa nay đã bị xóa bỏ. Ngày nay rất nhiều bậc cha mẹ tư tưởng hiện đại đã không còn mang tư tưởng bắt buộc phải có con trai nữa. Có nhiều gia đình vẫn rất hạnh phúc khi có con gái, mong có con gái hoặc thậm chí là không sinh con. Tư tưởng sinh con nối dõi đã dần bị đẩy lùi bởi nó mang tác động tiêu cực. Bình đẳng giới đã mang lại một cái nhìn mới, góp phần nâng cao vai trò cũng như sự đóng góp của nữ giới trong sự phát triển kinh tế xã hội đồng thời trong việc chăm sóc gia đình. Giỏi việc nước, đảm việc nhà chính là tiêu chí của một người phụ nữ hiện đại. Và từ đó, nhờ có bình đẳng giới mà đất nước phát triển và xã hội văn minh hơn. Ngày nay có bao nhiêu phụ nữ thành đạt trong lĩnh vực kinh tế,chính trị… thậm chí là đảm đương những vai trò, trọng trách quan trọng hơn nam giới trong những vị trí mà trước kia chỉ có nam giới đảm nhiệm.

Tuy nhiên bình đẳng giới cũng có một số mặt trái cần phải sửa đổi. Có nhiều gia đình tan vỡ nguyên nhân vì người làm vợ, làm mẹ không hoàn thành trách nhiệm trong gia đình mà quá chú tâm vào công việc, hoặc lạm dụng đặc thù công việc để đẩy trách nhiệm sang cho người chồng, gây mất hạnh phúc gia đình. Bình đẳng giới góp một phần quan trọng cho sự xuất hiện một hiện tượng đó là mất cân bằng giới tính khi ngày càng nhiều số lượng bà mẹ đơn thân vì họ nghĩ rằng bản thân mình có thể đảm đương tất cả các công việc trong và ngoài gia đình. Và hiện tại, tuy bình đẳng giới đã được phổ biến rộng rãi thế nhưng vẫn tồn tại nhiều hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng như mua bán phụ nữ trái phép, nam giới lợi dụng bình đẳng giới để bóc lột sức lao động của nữ giới. Tất cả những mặt trái trên đều phải được giải quyết triệt để thì bình đẳng giới mới phát huy được hết vai trò của mình.

Bình đẳng giới là một quan điểm cực kì tiến bộ, là điều cần thiết trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mỗi cá nhân nói chung và toàn xã hội nói riêng trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng giới. Để làm được việc đó trước hết ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn về nó, sau đó lên tiếng ủng hộ và thực hiện những biện pháp tuyên truyền giáo dục để phổ biến hơn nữa bình đẳng giới trong nhân dân. Hãy là một công dân công bằng và đi theo những điều tích cực của bình đẳng giới để xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Suy nghĩ về bình đẳng giới hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về bình đẳng giới thật hay và đạt được kết quả cao.

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://bailamvan edu vn/suy-nghi-ve-binh-dang-gioi html

Post Comment