Suy nghĩ về bạo hành trẻ em
Tổng hợp những bài làm văn Suy nghĩ về bạo hành trẻ em hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về bạo hành trẻ em thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.
Suy nghĩ về bạo hành trẻ em – Bài làm 1
Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phấn đấu cho một chế độ công bằng và văn minh, dân chủ và giàu mạnh. Thế nhưng trong xã hội vẫn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của mọi công dân trong xã hội. Đó là hiện tượng bạo hành trẻ em.
Bạo hành trẻ em là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.
Vừa qua, trên những phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở các địa phương trong cả nước, ở các môi trường sống khác nhau: trong gia đình, trong các quán ăn và cả trong học đường. Đó là những việc vô cùng đáng lên án, vì hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng gây thương tích lớn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc ”bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.
Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em đời thì thú chơi này thật sự trở thành một mối nguy hiểm lớn đối với xã hội.
Có những nguyên nhân thuộc về chính trẻ em đó là xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ em, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lí của trẻ, với một số biểu hiện sau:
Để từng bước hạn chế tình trạng bạo lực trẻ em cần tập trung vào một số giải pháp sau: Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em:Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em, – Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp…Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em
Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án: Bác Hồ đã từng viết "Trẻ em… là bầy con cưng", "trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan" Thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến.
Bạo hành trong gia đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người.
Dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo… hay gì đi nữa, thì hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương nhân ái "Thương người như thể thương thân" vốn rất đẹp và quý báu của dân tộc ta.
Việt Nam ta là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy. Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội, làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Vì một xã hội với tương lai tốt đẹp hơn, hãy chung tay đẩy lùi tình trạng bạo hành trẻ em.
Suy nghĩ về bạo hành trẻ em – Bài làm 2
Trẻ em luôn được coi là mầm non tương lai của đất nước nên tất cả các nước trên thế giới luôn luôn chăm lo cho những mầm non này. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy được ở đâu đó ngay trên chính đất nước ta thì vẫn còn có những hành động làm tổn thương nghiêm trọng đến với các em thơ. Bạo hành trẻ em – tội ác lớn của những người đã gây ra điều này. Làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như tâm lý của các em.
Đầu tiên chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng thế nào là bạo hành? Bạo hành được hiểu đó chính là hành động và lời nói có tính chất vũ phu. Đó là những hành động thật bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, bất chấp cả đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Và còn đối với bạo hành trẻ em cũng chính là việc gây ra tổn thương cho các em về cả thể xác cũng như tinh thần của các em, khiến các em phát triển bị khiếm khuyết về tình cảm cũng như thể trạng không phát triển bình thường chính vì những trận đòn những lời lăng mạ của người đồi bại gây ra cho các em
Trong những ngày vừa qua, những phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ em. Những vụ bạo hành này dường như lại xảy ra ở các địa phương trong cả nước, ở các môi trường sống khác nhau. Trẻ em từ sơ sinh cho đến lứa tuổi học hành cũng luôn luôn bị đe dọa bởi những hành vi không tốt của một bộ phận người mất hết lương tính trong xã hội. Dễ nhận thấy được chính ngay trong gia đình, hay ta cũng như lại còn bắt gặp ngay trong các quán ăn và cả trong học đường. Chắc hẳn rằng trong mỗi chúng ta không ai không biết và chưa quên trường hợp thật đau lòng của cháu nhỏ mới được 2 tháng 17 ngày bị bà giúp việc lớn tuổi quê ở Nam Định đã có những hành vi không tốt như đánh đập, tung lên khi cháu bé khóc thì lại luôn tay đập vào mông cháu. Ở lứa tuổi sơ sinh còn quá nhỏ như vậy bất kể ai xem đoạn clip được quay trộm này đều không khỏi xót xa. Thế rồi lại còn những vụ như cô bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở thành phố Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả… vào những đứa trẻ còn rất nhỏ thôi và chắc chắn bà ta cũng sẽ phải ngồi tù cho những hành vi đồi bại thiếu lương tâm này.
Thực sự ta như thấy được chính hình thức bạo hành trong nhà trường còn có nhiều biểu hiện. Tình trạng bạo hành trẻ em như được thể hiện ra ở muôn hình vạn trạng như cô giáo bắt học sinh liếm ghế. Hay lại có thầy giáo đẩy học sinh ngã bị chấn thương, cô giáo trẻ mà lại cho cả lớp tát học sinh đến nỗi em bị thương nặng phải đi viện…. thực sự những hành động này cần phải lên án mạnh và có những biện pháp mạnh để răn đe.
Qủa thật ta như thấy việc bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án: Bác Hồ đã từng viết "Trẻ em … là bầy con cưng", hay lại còn có những câu nói rất ý nghĩa như "trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan". Tất cả những điều tốt đẹp luôn luôn dành cho các em thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng. Thực tế có nhiều em lại còn bị rẻ rúng, khinh thường. Thật là những người bạo hành con cái, trẻ em là những người không yêu con, đồng thời ơt họ lại có cách giáo dục thiếu tình thương. Ai cũng đã nghe đến câu nói "Phụ tử tình thâm" "Hổ báo cũng không ăn thịt con" hay là những lời khuyên chân thành từ những câu ca dao, tục ngữ như "Bầu ơi thương lấy bí cùng…", mà con người trong xã hội lại đối xử với con thơ, trẻ thơ như thế sao? Ta như cũng đã thấy được lại có những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trẻ em như cũng đã bị rơi vào tình trạng trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt, hơn thế nữa ta như thấy được rằng cũng ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến thật đau xót biết bao nhiêu thật đau xót biết bao nhiêu. Chúng ta hãy đứng dậy để có thể đẩy lùi những tội ác này giúp cho trẻ em như thoát khỏi những trận đòn như mưa dội và những sự xúc phạm không đáng có.
Nếu như xét về nguyên nhân thì cho dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo… Tất cả những lý do gì đi chăng nữa, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri. Đó chính là những hành động suy đồi về đạo đức và tha hóa về nhân cách.
Chống lại một vấn đề lớn trong xã hội không bao giờ là dễ nhưng cũng không bao giờ là không thể cả. Chúng ta hãy cố gắng bảo vệ các em – những mầm non tương lai của đất nước, có như vậy thì xã hội mới có thể tôt hơn được. Hãy để tiếng cười trẻ thơ như còn vang vọng mãi không còn nạn bạo hành trẻ em nữa.
Suy nghĩ về bạo hành trẻ em – Bài làm 3
Dân tộc ta luôn luôn giàu truyền thống nhân nghĩa. Thương người là một phẩm chất quý báu mà ông cha ta đã luôn gìn giữ và phát huy. Thế nhưng xã hội ngày nay lại xảy ra thường xuyên một vấn nạn: hiện tượng bạo hành và cụ thể là bạo hành trẻ em. Hiện tượng ấy đáng báo động và cần sự tích cực lên án, ngăn chặn của người Việt để giữ gìn truyền thống dân tộc.
Bạo hành là hành động mang tính bạo lực, bất chấp công lí, đạo đức, sử dụng vũ lực hoặc không nhưng làm tổn thương đến tinh thần và thể xác người khác. Thực trạng của nạn bạo hành trong xã hội ngày nay càng ngày càng nghiêm trọng. Bạo hành trẻ em diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi: trong gia đình, trường học và ngoài xã hội. Trong nhiều gia đình thường xuyên xảy ra hiện tượng cha mẹ, người thân bạo hành con cháu, gạt bỏ công lý và lạm dụng quyền làm cha, làm mẹ mà đánh đập con cái, làm tổn thương cơ thể và tinh thần chúng. Trường học là nơi giáo dục con người, nhưng biết bao nhiêu bảo mẫu, thầy cô sẵn sàng sử dụng bạo lực với học sinh của mình khi chúng không nghe lời. Ngoài xã hội, có nhiều người lớn đã lạm dụng trẻ em, bắt trẻ em lao động từ khi còn rất nhỏ và đối với một số con người mang tâm địa độc ác thì trẻ em còn là một món đồ chơi cho người ta mặc ý đánh đập. Đáng thương thay những đứa trẻ tuổi còn nhỏ đã phải chịu nỗi đau thể xác và sự tổn thương sâu sắc về tinh thần chứ không được hưởng một tuổi thơ vui vẻ và một cuộc sống hạnh phúc mà các em xứng đáng phải có.
Có dẫn nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay. Đầu tiên là từ trong giáo dục gia đình. Nhiều bố mẹ vẫn còn quan niệm rằng: Thương cho roi cho vọt. Quan niệm ấy khiến họ coi chuyện đánh con là bình thường, là cần phải có trong việc giáo dục con nên người. Vì thế mà bạo hành trẻ em ngày càng bị xem nhẹ trong nhiều gia đình. Trẻ em không được quyền lên tiếng khi chính bố mẹ chúng đang dùng vũ lực để giáo dục mình. Hay thậm chí là có những bố mẹ mang nhiều áp lực ngoài xã hội về nhà và xả giận lên những đứa con, cùng với rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Thêm nữa là sự thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và quyền trẻ em nói riêng. Pháp luật vẫn còn xa rời dân chúng và hiện nay các cấp chính quyền vẫn chưa có biện pháp giáo dục pháp luật trở nên phổ biến trong xã hội. Bảo vệ trẻ em còn hạn chế và chưa được nhận thức rộng rãi. Hơn nữa, những trường hợp có liên quan còn nhắm mắt làm ngơ trước bạo hành trẻ em thay vì báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền, đó là sự tiếp tay cho kẻ xấu hủy hoại đời con người. Có thể nói, nỗi đau của trẻ em bị bạo hành bắt nguồn từ chính lối sống của những người trưởng thành xung quanh.
Bạo hành trẻ em hủy hoại cuộc đời của trẻ em. Những đứa trẻ mang trong mình nỗi đau về thể xác và tâm hồn sẽ không thể lớn lên tròn vẹn. Chúng bị ảnh hưởng đến nhân cách, tình cảm và sự phát triển của trẻ thơ. Chúng ít nhiều cũng sẽ bị nhiễm cái thói bạo hành ấy và khát khao sử dụng bạo lực như một sự trả thù. Điều ấy ta có thể thấy rõ nét trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu với hình tượng Phác với “con dao găm giấu trong cạp quần”. Nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, tự kỉ. Cũng có ít trường hợp chúng vượt qua nỗi đau để vươn lên mà sống tốt, thế nhưng trường hợp ấy thật sự là rất hiếm. Đa phần trẻ em sẽ biến chất và trở thành một người sa đọa khi lớn lên. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội khi mà trẻ em chính là tương lai của đất nước. Chúng lớn lên sa ngã vào tệ nạn và sẽ là một gánh nặng của đất nước. Bạo hành trong xã hội ảnh hưởng lớn đến tâm lí, nhận thức và cách ứng xử của con người, làm mối quan hệ giữa người và người trở nên xấu đi và đạo đức thì bị băng hoại. Nhiều người như vậy sẽ làm đất nước ta phải đối mặt với nhiều vấn nạn hơn và con đường phát triển sẽ chông gai hơn, xã hội thêm phần mất trật tự và truyền thống thương người sẽ bị nhiều người ngang nhiên chà đạp và phá hủy.
Để đẩy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em, điều đầu tiên phải làm của mỗi người là nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em, cần nghiêm khắc lên án những hành vi bạo hành trẻ em dù là ngoài xã hội, trong trường học hay trong gia đình. Qua đó tìm biện pháp ngăn chặn, lên tiếng bảo vệ trẻ em để đạo đức con người không bị băng hoại, mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội.
Mỗi chúng ta cũng là một nhân tố quan trọng trong công cuộc bảo vệ trẻ em, bảo vệ chính bản thân mình. Hãy cùng chung tay kêu gọi mọi người có lương tâm, có trách nhiệm hơn với trẻ em và cùng nhau đầy lùi vấn nạn bạo hành trẻ em ở khắp mọi nơi trên đất nước để trẻ em được hạnh phúc với cuộc sống chúng xứng đáng có, để tuyền thống thương người của dân tộc mãi mãi được phát huy.
Suy nghĩ về bạo hành trẻ em – Bài làm 4
Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau rằng: trẻ em là những mầm xanh tương lai cho đất nước. Nhưng những ngày qua chúng ta đều thấy trên tivi, báo đài đưa rất nhiều những thông tin về vấn nạn bạo hành trẻ. Đây thực sự đã trở thành vấn nạn nhức nhối gây ra sự bức xức trong dư luận.
Như thế nào thì gọi là bạo hành? Bạo hành đó là những hành động và lời nói mang tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Cụ thể đối tượng bị bào hành ở đây là trẻ em. Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án, Bác Hồ đã từng viết: “Trẻ em … là bầy con cưng”, “trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan”. Vậy mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Chúng ta có thể thấy bạo hành trẻ đang không chỉ len lỏi ở đường phố mà còn len lỏi vào học đường, gia đình. Những nơi đó đáng nhẽ phải là nơi mà trẻ được yêu thương, nâng niu nhất thì giờ đây lại trở thành một nơi ám ảnh xấu tới tuổi thơ của các em.
Chúng ta chắc hẳn không thể quên được vụ việc đau xót của Bé Hảo ở Đồng Nai mới 4 tuổi đã bị chính ngay người mẹ “đứt ruột” đẻ ra mình Nguyễn Thị Mỳ bạo hành. Tại cơ quan điều tra, Mỳ khai nhận, ngày 13/9/2008, trước khi rời nhà đi làm, thấy bé Hảo đang cầm kéo cắt tờ tiền 100.000 đồng. Tức giận, bà mẹ này quay vào giật kéo và cắt ngón tay của em vì tội “nghịch phá”. Ngày 18/9, Mỳ đang dùng dao Thái Lan cắt mướp sau vườn. Lúc này, bé Hảo leo cây dâu, té ngã xuống. Thấy bé khóc vì té ngã, không những không lo lắng cho con mà Mỳ sẵn con dao trên tay đã phạt vào gót chân con mình cho… đỡ tức.Sau đó, thấy Hảo bị vết thương khá nặng, sốt nên Mỳ cho uống thuốc nhưng không thấy giảm nên chuyển con đi bệnh viện.Nói về những vết thương khác trên lưng bé Hảo, Mỳ cho rằng đó là do anh chị của Hảo đánh. Tuy nhiên, một người hàng xóm cho biết, bà thấy Mỳ dùng dây trói Hảo vào gốc cao su rồi dùng roi đánh. Các con của Mỳ cũng dùng vật nhọn thay nhau đâm vào người cháu Hảo. Hậu quả là bé Hảo bị mất 41% sức khoẻ, trên mình đầy rẫy vết thương và phải sống như một người tàn phế. Hay như trường hợp thật đau lòng của bé Đan Trân (18 tháng tuổi) được gửi tại trường mầm non Thiên Thơ (Thành phố Hồ Chí Minh). Bé đã bị cô bảo mẫu Lê Vi, vì muốn bé ngừng khóc mà dán băng keo vào miệng và dẫn đến cái chết thương tâm…Đó là những vụ việc vì hậu quả nghiêm trọng gây thương tích, chết người nên có sự vào việc của pháp luật và dư luận mới biết đến. Chúng ta chỉ thấy bạo hành là dùng vũ lực dùng hành động nhưng thực sự còn có những trường hợp bạo hành âm thầm “hành” mà không “bạo” như mắng nhiếc, doạ dẫm, “khủng bố” tinh thần và thể xác, không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt, sờ được bằng tay đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta. Ngôn ngữ cũng có sức mạnh giết chết một con người nhất là trẻ nhỏ. Chúng sẽ bị tổn thương nặng nề bởi những lời nói hết sức cay độc, nhẹ dẫn tới tự kỉ còn nặng dẫn tới tự sát.
Những ví dụ ở trên chưa phải là toàn diện và đầy đủ nhưng cũng đủ gióng lên một hồi chuông cảnh báo về mức độ trầm trọng của vấn nạn bạo hành trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ nhận thức còn non nớt và bồng bột, chỉ là phút ham chơi, nghịch ngợm mà lại bị đối xử một cách thô bạo. Dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo, do áp lực của công việc… hay bất kì một lí do nào đi chăng nữa thì hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương nhân ái "Thương người như thể thương thân" vốn rất đẹp và quý báu của dân tộc ta. Những người bạo hành trẻ là những người không có tình yêu thương trẻ, giáo dục trẻ theo cách không có tình thương. Những con người này đáng bị lên án và xử phạt nghiêm minh.
Những cuộc bạo hành về tinh thần hay thể chất đều sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Sẽ hình thành cho trẻ những tính cách không tốt như: ưa bạo lực, thích đánh nhau, lầm lì. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, có đến 80% em bỏ nhà hoặc phạm pháp là do hậu quả của nạn bạo hành.
Không thể mãi để vấn nạn này tiếp tục nếu như không muốn những mầm non tương lai của đất nước bị hủy hoại, tương lai của đất nước bị ảnh hưởng. Mỗi người chúng ta phải chung ta lên án những hành động bạo hành trẻ, mạnh dạn tố giác và không dung thứ cho hành động đó. Pháp luật phải nghiêm minh trừng trị thật nặng đối với những kẻ có hành vi bạo hành. Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới chính sách bảo vệ trẻ, hệ thống giáo dục cần quan tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh.
Trẻ em là đối tượng cần được sự quan tâm và bảo vệ hết mực từ gia đình, nhà trường, xã hội. Hãy để trẻ nhỏ có thể được sống và học tập trong yên vui, hạnh phúc. Đừng vị nóng giận hay bất cứ điều gì mà giết chết tuổi thơ của con em mình bởi những hành động bạo hành sẽ đi theo các em tới suốt cuộc đời.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Suy nghĩ về bạo hành trẻ em hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Suy nghĩ về bạo hành trẻ em thật hay và đạt được kết quả cao.