Văn mẫu lớp 10

Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám

Tổng hợp những bài làm văn Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Phân tích nhân vật Tấm thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám – Bài làm 1

Trong kho tàng văn học Việt Nam ngoài những tác phẩm truyện kí, thơ, phú, cáo…được nhiều người nhắc đến thì chúng ta còn nên nhớ đến một thể loại mà các bạn thiếu nhị hay thích nghe. Đó chính là thể loại truyện cổ tích. Có thể nói những câu chuyện cổ tích như mang hơi thở ngọt ngào của những quan niệm xưa như ở hiền gặp lành, nó là loại truyện mà dành cho trẻ em là nhiều nhất vì nó mang những yếu tố kì ảo lạ thường để cho trẻ em thỏa sức tưởng tượng. Đồng thời nó còn có những cái kết có hậu để dạy dỗ trẻ em làm người tốt. Trong những tác phầm truyện cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa… thì có lẽ truyện tấm cám cũng hấp dẫn biết bao nhiêu bạn đọc không chỉ trẻ con mà cả người lớn. Đặc biệt trong đó ta thấy nổi bật lên hình tượng nhân vật cô Tấm với những vẻ đẹp của người con gái thuở xưa.

Trước hết về gia cảnh của Tấm, cô sinh ra trong một gia đình cũng khá giả thế nhưng mẹ cô mất sớm, thế rồi cha cô lấy vợ hai. Mụ gì ghẻ ấy độc ác và rất ghét con chồng, nó thể hiện được một sự thật mà cho đến ngày nay vẫn nhiều trường hợp gì ghẻ con chồng không thể hợp nhau được. Chẳng bao lâu sau cha Tấm cũng mất nốt Tấm bị mị gì ghẻ phân biệt đối xử với em là Cám, Tấm phải làm lụng cả ngày và cô hay bị mắng. Cốt truyện này là một cốt truyện thường thấy trong truyện cổ tích để nói lên những vẻ đẹp cũng như ở hiền gặp lành của những cô công chúa hay những người con gái hiền lành xinh đẹp. Truyện bắt đầu bằng cái “ngày xửa ngày xưa” vô cùng nhẹ nhàng và sâu lắng. Nó gợi lên biết bao nhiêu là hồn của ngày xưa. Và chính cốt truyện ấy làm rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp của người con gái xưa.

Thứ nhất cô Tấm hiện lên đẹp qua cái tên của cô. Tấm bình thường là một hạt gạo khi sát ra bị vỡ nhỏ, đó chính hạt lúa của đất nước ta. Có thể nói chính cái tên ấy cũng mang những nét văn hóa của nước Việt Nam với văn minh lúa nước, hạt gạo như là hạt ngọc của đất nước. Nó cho thấy cái giản dị mộc mạc của ông cha ta qua câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

“Cái kèo cái cột thành tên”

Cô tấm hiện lên là một người con gái hiền lành hiếu thảo và rất là lương thiện. Mặc dù cha có lấy vợ hai đi nữa thì cô cũng không có ý kiến gì. Và trong khoảng thời gian sống cùng nhau ấy dẫu cho mụ gì ghẻ ấy có đối xử với  cô như thế nào thì cô cũng không than thở. Lòng cô lương thiện đến mức không vấy bẩn bởi sự ghen tuông ghét gì ghẻ. Cô trong sáng hiền lành đến mức kể cả những gì mà cám thích cô đều nhường một cách rất nhẹ nhàng bình thường. qua đây ta thấy được Tấm hiện lên với nét đẹp đầu tiên đó chính là nét đẹp về tâm hồn hiền lành lương thiện.

Không chỉ khi cha còn sống mà ngay cả khi đã mất đi tấm vẫn cứ lương thiện trong sáng như thế. Tấm hiền lành đến mức mà khi cha mất mị gì ghẻ có đối xử tệ bạc với Tấm thì cô cũng chỉ biết nghe lời chửi mắng và khóc mà thôi. Có thể nói sự lương thiện của cô mới đọc đã khiến cho người ta yêu mến rồi. Mụ gì ghẻ bào rằng hai chị em Tấm Cám đi mò cua xúc tép ai mò được nhiều hơn thì sẽ được thưởng lụa. Tấm vốn ngoan ngoãn hiền lành xúc mải mê đến chiều thì cũng chính bởi cô quá tin người và hiền lành mà Cám đã lừa tấm và trút hết giỏ cá của Tấm. Tấm thấy mất cá cũng chẳng biết làm gì ngoài việc khóc. Có một con bống mà ông bụt dặn về nuôi Tấm hiền lành không hôm nào quên cho bống ăn.

Kể cả khi làng mở hội Tấm cũng bị mụ gì ghẻ tìm cách không cho đi Tấm bị mụ gì ghẻ làm khó Tấm cũng ngoan ngoãn ma làm theo không cãi lại mụ cũng không dám chốn đi. Tấm lại khóc và con người hiền lành ấy lại được bụt giúp đỡ. Thế rồi kể cả khi Tấm được vào cung làm hoàng hậu thì đến thì cũng vẫn giúp đỡ mẹ con cám. Ngày giỗ bố vẫn về không quản khó khăn mà trèo lên cây vặt cau giỗ bố mắc mưu của gì ghẻ hại chết chính mình.

Không chỉ đẹp tâm hồn lương thiện mà Tấm còn đẹp bởi nhan sắc của mình. Tấm vốn xinh đẹp da trắng và sự thật khi lấy được hoàng thượng thì quả thật đã thể hiện được vẻ đẹp ấy.

Sau lần bị hãm hại ấy Tấm biến thành nhiều vật khác nhau và đều bị mẹ con Cám làm cho chết hết lần này qua lần khác. Thế nhưng chính sự biến thành những vật khác nhau mỗi lần chết ấy truyện ngắn này nhằm nói lên sức sống của cái hiền cái thiện thì không bao giờ là mất đi, nó chỉ biến từ cái này sang cái khác mà thôi. Những lần biến ấy thể hiện được vẻ đẹp trưởng thành của nàng Tấm. Cô vẫn tốt bụng như thế nhưng cô không ngây thơ chỉ biết ngồi ôm mặt khóc nữa. Tấm dù không hóa thành người nhưng cô vẫn có thể hăm dọa và khuyên nhủ mẹ con nhà Cám đã hại mình. Đến khi biến thành quả thị Tấm được trở về với hoàng thượng và có một cuộc sống ấm no hạnh phúc về sau. Còn mẹ con Cám thì độc ác xấu xa đã phải chết một cách tất tưởi. Chúng phải chết trong nồi nước sôi nóng như chết trong vạc dầu của tầng cuối cùng của địa ngục vậy. Sự sống của Tấm như thể hiện, biểu trưng cho sự sống của hiền lành đức độ cái tốt ở trên đời này. Nó mãi mãi trường tồn trước những sóng gió.

Xem thêm:  Nêu nhận định của em về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương

Qua hình tượng nhân vật Tấm qua mọi thời điểm cuộc đời nàng ta thấy được vẻ đẹp của người con gái thuở xưa hiền lành lương thiện. Đồng thời nó cũng thể hiện cho quan niệm của ông bà ta là ở hiền thì gặp lành những người ở hiền thì có cuộc sống hạnh phúc những người xấu xa thì phải chịu những hậu quả mà mình tự gây ra. Không những thế ta còn thấy được sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vô cùng kịch liệt thế nhưng cái thiện luôn luôn thắng. Và con đường đến cái thiện để hạnh phúc là một quá trình gian nan vất vả.

Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám – Bài làm 2

Các truyện cổ tích châu Âu cùng kiểu với truyện Tấm Cám của Việt Nam thường kết thúc khi cô gái mồ côi kết hôn với hoàng tử và hưởng hạnh phúc. Truyện Tấm Cám không chỉ dừng ở kết thúc phổ biến đó mà còn tiếp thêm một chặng nữa của cuộc đời nhân vật. Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt. Cô Tấm lương thiện, hiếu thảo trèo cau hái quả cúng cha đã bị mẹ con Cám chặt cây giết chết. Cô Tấm hiền lành, ngây thơ vừa ngã xuống, một có gái mạnh mẽ và quyết liệt hơn sống dậy, hóa thân trở về với cuộc đời, công khai chống lại cái ác đòi hạnh phúc. Cuộc chiến đấu đó thật gian nan, quyết liệt nhưng cũng thật hấp dẫn đối với người nghe, người đọc truyện cổ tích. Bởi trong cuộc đời. những gì người mồ côi yếu thế, nhỏ nhoi không thể làm được thì cô Tấm đã thay họ thực hiện “oán thì trả oán, ân thì trả ân” đến tận cùng.

Tấm thảo hiền bị dì ghẻ chặt cây sát hại mà không cam chịu chết. Cô hóa vàng anh, bay vào cung vua báo hiệu sự có mặt của mình trong lời nhắc nhở “Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao, thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”, vàng anh bị giết chết. Tấm hóa cây xoan đào (khung cửi), tuyên chiến với kẻ thù trực tiếp và dữ dội hơn “Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”, khung cửi bị đốt cháy. Từ đống tro tàn chết chóc, Tấm hóa cây thị (quả thị) trở lại với đời. Trong sự hóa thân ấy có sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm. Phải chăng trong nhân vật Tấm đã hội tụ sự dịu dàng và tính cách bất. khuất của phụ nữ Việt Nam từ xa xưa.

Tấm đã hóa thân, cái thiện không chịu chết một cách oan ức trong im lặng đã vùng dậy, còn cái ác cũng tìm mọi cách tiêu diệt cái thiện. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa thiện với ác, đồng thời cũng thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. Phải chăng cô Tấm có thể chết đi sống lại, có thể tự mình hóa thân để trở lại với đời? Chính những người dân nhân hậu và giàu tình thương đã không nỡ để một cô gái lương thiện như Tấm phải chết oan ức trong thầm lặng. Họ đã mượn yếu tố kì ảo, thổi sức sống mãnh liệt cho nhân vật, di dưỡng sức sống tiềm tàng trong đó, vực nhân vật dậy “đi trả thù để sống tự do”. Nhân dân đã gửi gắm vào nhân vật Tấm lòng nhân đạo, tình yêu thương con người sâu sắc của mình.

Chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) là những nơi Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sông dân dã. Đó cũng là những hình ảnh đẹp của làng quê, làm nên ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện. Nếu như ở phần đầu truyện, mỗi lần Tấm khóc Bụt thường hiện lên ban tặng vật thần kì, thì ở phần sau, cuộc đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn nhưng Tấm không còn khóc, cũng không còn thấy sự xuất hiện của Bụt, chỉ thấy Tấm hành động liên tiếp để chống lại kẻ thù. Cũng chính nhân dân lao động, những người có thân phận như Tấm, những người thấu hiểu và cảm thương cô tấm thiệt thòi, đã gửi vào nhân vật ấy ý thức mãnh liệt giành và giữ hạnh phúc của mình. Đằng sau câu chuyện đã gửi gắm một chân lí: Hạnh phúc chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy. Vì vậy, nếu lúc đầu mỗi lần Tấm uất ức chỉ biết ngồi khóc, còn Bụt làm thay tất cả, thì đến đây chim vàng anh, khung cửi, quả thị (yếu tố kì ảo) không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hóa thân, tạm ẩn mình để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.

Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, với làng quê bình dị, vẫn là cô gái đảm đang khéo léo vởi miếng trầu têm cánh phượng. Nhờ miếng trầu mà nhà vua nhận ra người vợ đảm của mình và đưa Tấm về cung. Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong đời sông văn hóa Việt Nam, gắn với phong tục hôn nhân người Việt “Miếng trầu nên dâu nhà người”, “Miếng trầu ăn ngọt như đường, đã ăn lấy của phải thương lấy người”… Miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên như vậy đã có mặt trong sự hội ngộ của nhà vua và Tấm.

Xem thêm:  Em hãy bình luận câu tục ngữ Lửa thử vàng gian nan thử sức

Nhưng sau nhiều lần chết đi sống lại trong lốt chim, cây, quả,.. dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn chừng nào cái ác còn tồn tại, chừng nào mẹ con Cám còn hiện diện. Cô lừa Cám để nó sai người đào hố, giội nước sôi, tự tìm đến cái chết. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian “ác giả ác báo”, phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt tận gốc kẻ thù. Cuối cùng, hạnh phúc đã trở về với Tấm như món quà tặng quý giá cho lòng chung thủy và sự dũng cảm của cô.

Sự hóa thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh động của quan niệm về công bằng xã hội và hạnh phúc. Người lương thiện phải được nhận hanh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt, đó là quy luật của lòng nhân đạo, tình yêu thương con người. Người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh đất mình từng gắn bó, ở nơi trần thế. Những lần hóa thân ấy của Tấm đã hàm chứa nhiều triết lí dân gian sâu sắc về hạnh phúc và đấu tranh đúng như có nhà thơ đã viết:

Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta,

Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp

Rơi vào tay người đó là định luật,

Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam.

Khi bàn về sự hóa thân của Tấm, có người cho đó là ảnh hưởng từ thuyết luân hồi nhà Phật (luân: vòng tròn, bánh xe; hồi: quay trở lại. Luân hồi là sự xoay vần liên tục. Một sinh vật sau khi chết sẽ chuyển sang hình hài một sinh vật khác: Người, vật, cây cỏ… để trả nợ cho những gì kiếp trước mình đã phạm). Nhưng nếu mượn thuyết luân hồi thì truyện Tấm Cám chỉ mượn hình thức để thể hiện mơ ước, tinh thần lạc quan của người lao động mà thôi. Bởi luân hồi nhà Phật là để chịu đau khổ do tội lỗi từ kiếp trước của mình, rồi sau đó tìm hạnh phúc ở cõi niết bàn cực lạc xa xôi. Còn cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần không phải để chịu khổ đau, cũng không định tìm hạnh phúc đẹp nhưng mơ hồ ở cõi Niết bàn mà để quyết giành và giữ hạnh phúc có thực của mình ngay ở thế giới này. Đó là lòng lạc quan, yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo truyện cổ tích.

Cuộc chiến đâu giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và lạc quan theo quan niệm của nhân dân. Kết thúc có hậu trong truyện cổ tích là biểu hiện tập trung những ước mơ của tác giả dân gian. Hầu hết truyện cổ tích đều kết thúc có hậu: người nghèo sẽ giàu có, người mất vợ sẽ tìm lại được và sống hạnh phúc, người xấu xí, dị dạng trở nên xinh đẹp, người bị áp bức nhiều nhất sẽ bước lên địa vị tối cao, được làm vua hay hoàng hậu… Kết thúc đó mang đến ánh sáng và vẻ đẹp lãng mạn cho truyện cổ tích, làm cho nó có sức hấp dẫn đặc biệt đổi với mọi thế hệ, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thiện của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Cô Tấm nghèo khổ, bị hành hạ, chết đi sống lại, cuối cùng đã tiêu diệt cái ác, gặp lại chồng, trở về làm hoàng hậu bên những người dân hiền lành tốt bụng. Kết thúc đó còn mang mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo, là bức tranh về một xã hội lí tưởng có “vua hiền, tôi giỏi”. Trong xã hội mơ ước đó, người lao động hiền lành, lương thiện đã được hưởng hạnh phúc.

Cũng như nhiều truyện dân gian khác, truyện Tấm Cám có nhiều dị bản. Những bản kể ra đời ở thời trung đại đều kết thúc khi Tấm giết Cám, là mắm gửi về cho dì ghẻ. Mụ ăn cứ tấm tắc khen ngon, đến khi ăn hết mới nhận ra đầu lâu con mình ở đáy hũ liền lăn đùng ra chết. Không ít người từng hài lòng trước sự trừng phạt ấy, bởi Tấm đã thay mặt cái thiện để tiêu diệt cái ác, thực hiện công lí mang tính nhân dân thể hiện quan niệm và mơ ước về sự chiến thắng tuyệt đối, tự mình tiêu diệt tận gốc kẻ thù. Mẹ con Cám đã không từ thủ đoạn độc ác nào để hành hạ Tấm, từ lừa gạt đến trắng trợn bóc lột, từ lén lút giết Tấm đến công khai đốt cô thành tro bụi… Tội ác man rợ đó đáng bị trừng trị, hơn thế theo quan niệm “làm ác trả ác", “hại nhân nhân hại” thì sự trừng phạt ấy là đích đáng. Nhưng hiện nay, tính chất thời đại đã thay đổi, hình thức trừng phạt ấy khiến cho nhiều người cảm thấy rùng rợn và ấn tượng đẹp về một cô Tấm thảo hiền, đôn hậu bị giảm đi. Vì vậy truyện cổ tích Tấm Cám lại tiếp tục số phận lịch sử của nó trên chặng đường truyền miệng, lời kể đã được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và quan niệm thẩm mĩ ở thời hiện đại mà nó đang lưu truyền.

Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám – Bài làm 3

Tấm Cám là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất của Việt Nam. Truyện có đề tài về số phận bất hạnh phải vượt qua số phận để tìm đến hạnh phúc, mang nhiều yếu tố thần kì. Truyện còn truyền tải thông điệp về ước mơ về một xã hội công lý.

Xem thêm:  Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du

Nhân vật trung tâm của truyện là Tấm. Cuộc đời cô gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành lấy hạnh phúc, bình yên cho chính bản thân mình.

Tấm mồ côi mẹ từ nhỏ, số phận Tấm đã bất hạnh lắm rồi khi không được cuộc sống thiếu thốn tình cảm của mẹ. Rồi bố có vợ hai. Rồi bố cũng mất sớm, Tấm không còn ai thân thích, sống với mẹ hai- người dì ghẻ ích kỉ, độc ác, không coi trọng Tấm, coi Tấm như một con ở trong nhà, phục vụ cho hai mẹ con mụ.  Tấm vốn hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó nhưng luôn luôn bị mẹ con Cám ức hiếp, chà đạp. Bị áp bức bóc lột như vậy, nhưng Tấm không hề phản kháng, Tấm cam chịu một cách nhẫn nhục. Bao nhiêu chuyện xảy ra với Tấm, bao chuyện khổ cực Tấm đều đã trải qua. Tấm và Cám cùng đi bắt tép, Tấm chăm chỉ, cần mẫn bắt tép nhưng lại bị Cám trút hết tôm tem vào giỏ mình, giành phần hơn.

Tấm nuôi một con cá bống, bống là người bạn của Tấm nhưng cũng bị mẹ con Cám phát hiện, bắt ăn thịt. Khi được tin nhà vua mở hội, Tấm không được dì ghẻ cho đi trẩy hội, còn bị bắt nhặt thóc gạo trộn lẫn.
Tấm hiền lành, yếu đuối, mỗi lần bị bắt nạt, Tấm luôn nhẫn nhị cho qua chuyện, chẳng biết tấm sự cùng ai, tủi thân, Tấm chỉ biết khóc than

Nhưng cuộc đời vốn công bằng, Tấm hiền lành đức độ nên được Trời Phật thương. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt mà về sau Tấm được làm hoàng hậu. Tuy nhiên, Tấm lại bị mẹ ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ rắp tâm làm hại. Tuy nhiên, ý thức được sự sống và muốn chống lại cái các. Tấm quyết liệt sống dậy, quyết tâm trở về với cuộc đời để giành lại hạnh phúc cho bản thân. Tấm hóa vàng anh, vẫn bị mẹ con Cám tiêu diệt. Tấm hóa cây xoan đào (khung cửi), nhưng bị đem ra đốt cháy. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thế bị tiêu diệt của cái thiện. Rổi cuối cùng Tấm hóa thành quả thị. Linh hồn oan ức của Tâm chết đi sống lại gửi gắm vào các sự vật nhưng Tấm vẫn hiền lành, Tấm không hại ai, Tấm chỉ muốn đòi lại hạnh phúc mà Tấm xứng đáng có được

Sau bao lần hóa thân chiến đấu chống kẻ thù. Tấm trở lại với cuộc đời. Dường như Tấm hiểu rằng không thể có hạnh phúc trọn vẹn nếu cái ác còn tồn tại. Cô lừa Cám để tự nó sai người đào hố, giội nước sôi, tự kết thúc đời mình. Cuối cùng Tấm đã giành lại và hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Kết thúc đó nêu triết lí dân gian, “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” phù hợp với mong ước của nhân dân về sự trừng phạt kẻ thù. Tuy nhiên, muốn có được hạnh phúc thì cũng phải biết đấu tranh. Chỉ có đấu tranh một cách chính đáng thì hạnh phúc mới thực sự trọn vẹn.

Hành trình cuộc sống của Tấm cũng vậy, cuộc chiến đấu của Tấm với mẹ con dì ghẻ thật gian nan, quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo.

Việc chết đi rồi thì chuyện sống lại quả là quá hiếm, nhưng trong việc của Tấm, việc cải tử hoàn sinh có được là sự giúp đỡ của các thế lực thần tiên. Các yêu tố thấm đẫm những nét kì ảo. Ông Bụt xuất hiện khi Tấm gặp hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ Tấm vượt qua tất cả. Đó cũng là tinh thần nhân đạo mà các tác giả dân gian muốn gửi gắm trong tác phẩm. Những người dân hiền lành, lương thiện trong xã hội, dù họ có bị áp bức bất công như thế nào nhưng trong cuộc sống cũng như trong cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái ác, họ sẽ không bao giờ đơn độc. Người ở hiền sẽ gặp được những điều tốt lành, họ sẽ được “quý nhân phù trợ”

Sau bao đau khổ, chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm đã trở về với cuộc đời, hương hạnh phúc có thực và dài lâu trên trần thế. Kết thúc dó cho thấy quan niệm về hạnh phúc của nhân dân xưa. Điều này thể hiện lòng yêu đời và gắn bó với cuộc sống của nhân dân lao động xưa. Kết thúc truyện rất có hậu khi Tấm sống lại và trở về với vua, sống cuộc sống hạnh phúc trọn đời. Đó cũng mang mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo. Đó là bức tranh về một xã hội lí tưởng có “vua sáng, tôi hiền”. Trong xã hội mơ ước đó, họ không phải là loại người bần cùng mà ở địa vị tối cao.

Những mơ ước trên biểu hiện tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện của nhân dân lao động. Họ là những người nông dân thật thà, chất phác và chỉ mong muốn những điều hạnh phúc giản đơn.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích nhân vật Tấm trong chuyện cổ tích Tấm Cám hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích nhân vật Tấm thật hay và đạt được kết quả cao.

Post Comment