Phân tích nhân vật Sọ Dừa
Tổng hợp những bài làm văn Phân tích nhân vật Sọ Dừa hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Phân tích nhân vật Sọ Dừa thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.
Phân tích nhân vật Sọ Dừa – Bài làm 1
Sọ Dừa thuộc kiểu truyện người đội lốt vật hay người mang lốt xấu xí khá phổ biến trong cổ tích Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhân vật có vỏ ngoài xấu xí, dị dạng nhưng lại có vẻ đẹp bên trong tuyệt vời cả về tài năng lẫn phẩm chất.
Truyện kể rằng, có đôi vợ chồng già, phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận thay mẹ chăn đàn bò nhà phú ông. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi cậu, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến hỏi. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho Sọ Dừa. Sọ Dừa hiện nguyên hình làm một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi sứ. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị thấy em không chết, xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Phân tích nhân vật Sọ Dừa hay nhất
Qua câu chuyện kể trên, có thể thấy, sự ra đời của Sọ Dừa có những đặc điểm khác thường, sự mang thai của bà mẹ khác thường: uống nước mưa ở cái sọ dừa bên gốc cây to, hình dạng khi ra đời khác thường: không chân không tay, tròn như một quả dừa. tuy hình dạng khác thường nhưng Sọ Dừa biết nói như người. Lớn lên vẫn không khác lúc nhỏ, "cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì".
Tuy vậy, Sọ Dừa lại là người tài giỏi, chàng chăn bò rất giỏi, thổi sáo rất hay, thông minh, có tài dự đoán tương lai chính xác. Đọc truyện cổ tích Sọ Dừa, có thể thấy mối quan hệ giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Về hình thức bề ngoài, Sọ Dừa dị dạng đối lập với phẩm chất bên trong. Sự đối lập giữa hình dạng bên ngoài và phẩm chất bên trong của Sọ Dừa khẳng định giá trị bản chất và chân chính của con người, đồng thời thể hiện ước mơ mãnh liệt về một sự đổi đời của người xưa.
Một nhân vật nữa trong Sọ Dừa cũng là nút thắt, đẩy cao trào câu chuyện thêm kịch tính, đó là cô Út "hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế" ngay cả khi Sọ Dừa mới đến ở chăn bò và còn mang lốt xấu xí. Cô út là người thông minh, biết lo xa và xử trí kịp thời trước tình huống hiểm nguy để thoát nạn
Hai con người này, Sọ Dừa và cô út là những con người tốt bụng nên xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Cùng với sự khẳng định tài năng đặc biệt của nhân vật Sọ Dừa, sự tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô út chính là dụng ý của tác giả dân gian, nhằm thể hiện ranh giới giữa cái tốt và cái xấu rõ nét hơn.
Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt, cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn hai cô chị phải bỏ nhà trốn đi. Qua kết cục này, người lao động xưa thể hiện những mơ ước về sự đổi đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xuất thân trong một gia đình đi ở, dị hình xấu xí… trở thành người đẹp đẽ, có tình thương và thông minh tài giỏi, được hưởng hạnh phúc. Đồng thời, đó cũng là mơ ước về sự công bằng: người thông minh, tài giỏi thì được hưởng hạnh phúc, kẻ tham lam, độc ác thì bị trừng trị đích đáng.
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, yêu thương đồng loại. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người.
Phân tích nhân vật Sọ Dừa – Bài làm 2
Truyện cổ tích "Sọ Dừa" là một câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, mang nhiều yếu tố hoang tưởng thần kỳ vô cùng phong phú. Sọ Dừa là một truyện cổ tích do trí tưởng tượng của tác giả dân gian xây dựng lên, nhưng nó nói lên ước mơ khát vọng của người dân lao động xưa. Nhân vật Sọ Dừa đại diện cho mong ước của người nông dân lao động nghèo khổ.
Nhân vật Sọ Dừa được ra đời một cách ly kỳ mang yếu tố kỳ ảo. Có một bà mẹ hiếm muộn đã lâu chưa có con một hôm bà đi làm đồng khát nước quá nhìn thấy nước mưa chứa trong một cái sọ dừa bà liền uống.
Về nhà bà mang thai rồi để ra một cậu bé trai không có chân tay, chỉ có mỗi cái đầu, tròn lăn như sọ dừa. Bà liền đặt tên con trai mình là Sọ Dừa. Năm Sọ Dừa được chừng 7-8 tuổi trong nhà ngày càng khó khăn. Mẹ Sọ Dừa mới tâm sự với con nhà mình càng ngày càng nghèo không biết mẹ con ta sẽ sống sao? Thì Sọ Dừa liền nói với mẹ rằng "mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ." Điều này cho thấy Sọ Dừa là nhân vật có hiếu với cha mẹ, là người biết tự lập từ khi còn rất nhỏ.
Sọ Dừa xấu xí nhưng nhanh nhẹn, chàng xin mẹ cho đi làm chăm trâu cho gia đình phú hộ gần nhà, phú hộ lúc đầu không muốn nhận nhưng nghĩ nuôi Sọ Dừa ít tốn cơm hơn nên nhận lời cho làm thử.
Sọ Dừa ngày ngày đi chăn trâu, ở rất xa, khi về con nào con đó đều béo khỏe, phú hộ vui lắm. Nhà phú hộ có ba cô con gái nhưng hai cô chị kiêu ngạo, đánh đá chỉ có cô em út hiền lương, dịu dàng thường mang cơm cho Sọ Dừa.
Cô út nhiều lần mang cơm đã phát hiện ra sự việc lạ đó là Sọ Dừa thực ra là một chàng trai vô cùng khôi ngô tuấn tú, có tài thổi sáo rất hay.
Sọ Dừa nhờ mẹ mình sang hỏi con gái phú hộ cho mình. Phú hộ buồn cười lắm nhưng mà ông ta cũng đồng ý với điều kiện nhà Sọ Dừa phải lo được nhiều vàng bạc châu báu thì mới được cưới con gái lão. Bởi lão nghĩ nếu từ chối thẳng thừng thì không hay lắm nên cứ thách cưới thật cao, cho mẹ con nhà Sọ Dừa bỏ cuộc bởi nhà Sọ Dừa nghèo khó lấy đâu ra vàng bạc châu báu mà cưới con gái lão.
Nhưng lão phú hộ đã nhầm, Sọ Dừa thực ra là người tiền xuống trần gian thử lòng người, nếu ai tốt thì gặp may mắn hạnh phúc, còn ai xấu xa thì phải trả giá. Chính vì vậy, Sọ Dừa đã biến ra nhiều vàng bạc để tới hỏi cưới con gái phú hộ.
Nhưng hai cô chị vừa thấy Sọ Dừa là đã bĩu môi, lườm nguýt chẳng thèm nhìn một lần. Họ chỉ thấy Sọ Dừa là một cục thịt có mỗi cái đầu lăn đi lăn lại như trái bóng, khác nào một tên tàn phế, dị hợm, nên không bao giờ thèm ngó tới Sọ Dừa, chỉ có cô con gái út của phú hộ là e thẹn đồng ý.
Sau khi lấy vợ Sọ Dừa trút bỏ bộ dạng xấu xí biến thành chàng trai khôi ngô, học giỏi, biến ngôi nhà lụp xụp của mẹ mình thành nhà cao cửa rộng khang trang có người hầu kẻ hạ. Khiến hai cô chị con gái phú hộ ganh ghét đố kỵ với em út của mình.
Đằng sau nhân vật Sọ Dừa xấu xí chính là tấm lòng nhân đạo chứa đựng nhiều lòng chắc ẩn của người dân xưa với những con người bị hẩm hiu số phận thiếu may mắn cho họ một vẻ bề ngoài xấu xí.
Tác giả dân gian xưa muốn khuyên nhủ con người không nên nhìn vẻ bên ngoài mà đánh giá con người bên trong. Sọ Dừa tuy xấu xí nhưng tài giỏi, mưu trí, thông minh nhanh nhẹn hơn người.
Ngoài ra, thông qua nhân vật Sọ Dừa tác giả dân gian xưa muốn ca ngợi tình yêu thật lòng chung thủy, không vì tiền bạc, hoặc ngoại hình bên ngoài tình yêu nam nữa có thể vượt qua mọi rào cản ranh giới giàu nghèo, xấu đẹp để tới với nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
Nó chính là mong ước, khát vọng của người xưa muốn nhắn gửi thông qua nhân vật Sọ Dừa. Dù nhân vật Sọ Dừa xấu xí nhưng lại thông minh, có tài thổi sáo vô cùng hay, có tài chăn bò rất giỏi có sự nhanh nhẹn hoạt bát.
Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà vội vàng kết luận đánh giá một con người, hoặc làm tổn thương ai đó vì vẻ bề ngoài không được đẹp đẽ của họ, thể hiện sự nhân văn của tác giả dân gian với những số phận chịu bất hạnh trong cuộc sống.
Phân tích nhân vật Sọ Dừa – Bài làm 3
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có vô vàn những câu truyện dân gian hay, cảm động và có ý nghĩa, trong số đó có truyện “Sọ Dừa” một câu truyện với nhiều tình tiết hoang đường đầy li kì nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa cuộc sống nhất là ước mơ của những người nông dân nghèo.
Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.
Tuy Sọ Dừa mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông, ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán thiệt hơn, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận Sọ Dừa. Sọ Dừa hàng ngày đều đưa trâu đi ăn đồng xa, nhìn con nào con đấy đều béo tốt và khỏe mạnh, phú ông lấy làm mừng lắm, càng tin tưởng Sọ Dừa hơn. Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa. Chính việc đi đưa cơm cho Sọ Dừa nên cô út mới biết được bí mật rằng Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô, lại còn biết thổi sáo hay nữa.
Sọ Dừa nói với mẹ mình muốn lấy con gái phú ông, vì thương con mẹ Sọ Dừa cũng qua thưa chuyện. Phú ông lấy làm điều nực cười lắm nhưng không từ chối thẳng thừng mà thách Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho. Sọ Dừa vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người, vì vậy Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ.
Hai cô chị nhà phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí, khác người thì đã lắc đầu bĩu môi không thèm nhìn, chỉ có mỗi cô út là gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ Sọ Dừa trở về hình hài là một chàng trai tuấn tú, thông minh, Sọ Dừa đã biến một ngôi nhà vô cùng khang trang, tráng lệ, có người hầu đi lại liên tục. Chsinh điều này đã làm cho hai cô chị nhà phú ông không khỏi tiếc nuối và nghiên tức với cô út.
Hình ảnh Sọ Dừa khác người, hình dạng xấu xí, đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự thương cảm và lòng ưu ái, cảm thông của nhân ta đối với những số phận thiếu may mắn, bất hạnh, khi sinh ra bị khiếm khuyết. Câu truyện cũng muốn nhắn nhủ đến mọi người không nên chỉ chú trọng vẻ bên ngoài mà đánh đồng những đức tính bên trong của con người. Sọ Dừa khiếm khuyết nhưng nhiều tài, thông minh, nhanh nhẹn. Vẻ bề ngoài không thể biểu hiện được cả mặt chất và lượng của một con người.
Qua nhân vật Sọ Dừa nhân dân ta khi xưa muốn ngợi ca tình yêu một tình yêu trong sáng, không hám danh lợi, tình yêu chung thủy, không vì cái ngoại hình bên ngoài mà chia rẽ được tình cảm lứa đối. Vì tình yêu con người ta có thể vượt qua được tất cả những khó khăn, thử thách. Đó chính là ước muốn, thông điệp của nhân dân qua hình ảnh nhân vật Sọ Dừa.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích nhân vật Sọ Dừa hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích nhân vật Sọ Dừa thật hay và đạt được kết quả cao.