Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Viết về người lính hào hùng, bi tráng với cảm xúc lãng mạn, được in trong tập thơ “Mây đầu ô” năm 1948 của tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến là bức tranh chân thật và sinh động nhất về những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tuy sống trong hoàn cảnh khắc nhiệt gian khổ nhưng người lính vẫn tràn đây khí thế. Bài thơ viết về binh đoàn Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào từ phía tây Thanh Hóa đến Sầm Nưa của Lào, thành phần của bịnh đoàn bao gồm những thanh niên trí thức Hà thành.

Mở đàu bài thơ tác giả vẽ một bức tranh miền Tây với những cảm xúc đối lập vừa dữ dội, hùng vĩ vừa mĩ lệ, thơ mộng:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”

Hai câu thơ đầu là nỗi nhớ về con đường hành quân với núi rừng miền tây với con sông Mã như một nhân chứng lịch sử cho quá khứ hào hùng của người lính. Điệp từ “nhớ” đuợc tác giả đặt ở mỗi nhịp thơ cho thấy cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là nỗi nhớ, mà ở đây là nỗi nhớ chơi vơi tạo cho người đọc cảm giác có gì đó xa xăm, hư ảo đang lan tỏa trong không gian và thời gian.

Những câu thơ tiếp là nỗi nhớ về con đường hành quân của tác giả, một con đường gian lao và nghiệt ngã với các địa danh được nhắc đến: “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu” như ùa về một thời kháng chiến, một vùng kháng chiến với rừng núi man dại.

Xem thêm:  Bàn về các từ “vui lòng”, “làm ơn”, “xin lỗi”, “cảm ơn” trong giao tiếp, ứng xử

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

Sử dụng các từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm”, với nhịp thơ dồn dập từ “dốc” được đặt ở đầu câu thơ giúp người đọc hình dung những người lính với hơi thở dồn dập khi leo dốc. “Thăm thẳm” được sử dụng để miêu tả độ sâu, “heo hút” để miêu tả cái không gian xa vắng, độ hút của tầm nhìn. “Súng ngửi trời” là biện phát nhân hóa của tác giả nói về hình ảnh ống súng đang thăm dò bầu trời thể hiện ý trí của những người lính luôn trong tâm thế là những người luôn làm chủ thiên nhiên, đất trời. Hình ảnh người lính trên con đường hành quân tuy bi nhưng không lụy thông qua câu thơ:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục nên sung mũ bỏ quên đời!”

Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh để miêu tả sự ra đi của người lính nhẹ nhàng mà thanh thoát, bi mà không lụy, sự hi sinh không phải trong buồn đau mà là trong niềm tự hào.

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Phân tích bài thơ Tây Tiến

Qua câu thơ tác giả đã phần nào cho người đọc hình dung được cái dữ dội, đầy rẫy những hiểm nguy của núi rừng miền tây khi ngày tàn. Hai câu thơ là hình ảnh lắng đọng cuối cùng của đoạn thơ thể hiện tình đồng đội, đồng chí, tình quân dân thăm thiết mặn nồng. Tiếp đến Quang Dũng khắc họa bức tranh về một Tây Tiến mĩ lệ và thơ mộng con người thì hào hoa với hình ảnh “hội đuốc hoa”, nhân vật “em”, âm thanh tiếng “khèn” tái hiện một đêm liên hoan văn nghệ ở doanh trại mang vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa hào hoa của binh đoàn Tây Tiến. Khổ thơ tiếp theo là hình ảnh của buổi chiều sương mờ ảo với cảnh chia tay giữa người ra đi và người ở lại:

Xem thêm:  Hãy nêu nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Bình giảng khổ thơ: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc, Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”

“Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Nếu đêm liên hoan văn nghệ gợi cảm xúc ngây ngất, mê say thì ở khổ thơ này núi rừng Tây Bắc hiện nên với vẻ đẹp mênh mông, huyền ảo. Phần thực là “người”, phần ảo là “hồn”. “Dáng người trên độc mộc” là hình ảnh của người ra đi lẻ loi đơn chiếc trên một con thuyền độc mộc trôi nhẹ nhàng trên dòng nước “lũ” có “hoa đong đưa” là hoa mà đồng bào dân tộc dải tiễn cán bộ về xuôi, là những cánh hoa đẹp nhất, thơm nhất của núi rừng dành tặng cho chiến sĩ.

Viết về nhiên nhiên miền tây với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ tác giả ngầm lấy đây là nghệ thuật đòn bẩy để làm nổi bật hình ảnh oai hùng của những người lính qua những câu thơ tiếp theo. Trước hết tác giả khắc hoạ hình ảnh người lính qua dáng vẻ về ngoài và tinh thần bên trong:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Cả binh đoàn Tây Tiến phải sống trong điều kiện khắc nghiệp, thiếu thốn của rừng núi hoang sơ khiến tóc không mọc được, qua đây tác gải cũng gợi nhắc cho người đọc về những dịch bệnh nguy hiểm trong kháng chiến chống thực dân Pháp đó là bệnh sốt rét. Nhưng không vì thế mà làm giảm tinh thần của những người lính, họ vẫn dữ cho mình nét oai phong, kiêu hùng “dữ oai hùm”. Người lính vẫn có ước mơ, lí tưởng cao đẹp “mơ về Hà Nội”. Cái chết của những người lính tuy đau thương mà tràn đầy lí tưởng, “rải rác biên cương” như các anh nằm đó để bảo vệ Tổ quốc mãi mãi trước kẻ thù. Hình ảnh thơ “sông Mã gầm lên” là thiên nhiên, đất trời cũng bày tỏ lòng tiếc thương với những người lính. Khổ thơ cuối là lời hẹn ước với Tây Tiến của tác giả:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ tự tình

“ Tây Tiến người đi không hẹn ước”

Qua bài thơ “Tây Tiến”, tác giả Quang Dũng đã miêu tả sinh động một bức tranh miền Tây hùng vĩ, tráng lệ nhưng đầy hiểm nguy qua đó làm nổi bật hình ảnh người lính hào hùng tràn đầy lí tưởng.

Hằng

Post Comment