Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Bài làm

Đồng chí là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của nhà thơ Chính Hữu viết về đề tài chiến tranh. Bài thơ thể hiện tư tưởng về tình cảm đồng chí đồng đội hết sức chân thực và chân thành. Tình cảm ấy khiến cho con người ta cảm thấy xúc động vô cùng vì những cung bậc cảm xúc đẹp và những giá trị đạo đức nhân văn nhân đạo cao khiết vô cùng.

Trong những câu thơ đầu, nhà thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Họ là những người cùng chung cảnh ngộ xuất thân, họ là người nông dân mặc áo lính. Từ giã quê hương, họ tình nguyện ra đi đứng trong đội ngũ những người chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp, đó là độc lập tự do cho dân tộc. Những người chiến sĩ cũng là những anh nông dân thật thà, chất phác đã có những tâm sự rất chân tình về bản thâm mình:

       “Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên với biết bao nỗi nhọc nhằn, vất vả. Tuy nhiên, chính cái xuất phát điểm ấy lại khiến cho những người chiến sẽ dễ dàng cảm thông với nhau, dễ dàng trở nên gần gũi với nhau. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính. Họ là những người cùng chung lí tưởng chiến đấu: Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”:

Xem thêm:  Kể về một cuộc triển lãm tranh về nạn nhân chất độc màu da cam

“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Những câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương nhau bằng tình tương thân tương ái bình dị và mộc mạc giữa những con người có chung lá cờ dân tộc. Tình đồng chí nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở thành tri kỉ của nhau.

Phân tích bài thơ Đồng chí

Từ trong tâm khảm họ, bỗng bật thốt lên hai từ “đồng chí”. Từ “đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí’ với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khac nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm mới mẻ này. Những câu thơ tiếp theo, Chính Hữu đã có những lời giới thiệu thêm để người đọc có thể hiểu hơn về hoàn cảnh cũng như bản chất của những người lính

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Họ là những người lính gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở. Những câu thơ nói về gia cảnh, về cảnh ngộ thật sự xót xa vô cùng. Tuy nhiên, những anh lính ấy cũng thể hiện được tư tưởng của chính bản thân mình, họ rất có chính kiến khi nói về cách mạng. Lên đường đi chiến đấu, người lính chấp nhận sự hi sinh, tạm gạt sang một bên những tính toán riêng tư. Hai chữ “mặc kệ” đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn, “ruộng nương” đã tạm gửi cho “bạn thân cày”, “gian nhà không” giờ để “mặc kệ gió lung lay”. Tình đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, sự sẻ chia những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Xem thêm:  Đề 27: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê – Bài văn chọn lọc lớp 9

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vá
Quần tôi có vài mảnh vá”

Là đời người lính, bao nhiêu gian khổ cũng đều phải chịu đựng. Cái gian khổ, ác liệt khi phải chiến đấu, đối mặt với quân thù, đối diện với bom đạn cũng chỉ là một phần. Họ còn trải qua những nỗi khổ khác như bệnh tật, sự đói rét, những sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu. Ấy vậy mà họ vẫn anh dũng vượt qua tất cả, vượt lên tất cả.

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

Không gian của núi rừng là sự khắc nghiệt trong cái lạnh thấu tâm can và nổi bật trên trên nền hiện thực khắc nghiệt ấy là hình ảnh những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Tình đồng chí, đồng đội của họ qua những câu thơ này càng được hiện hữu rõ rệt hơn cả.

Những người lính trong bài thơ Đồng chí có những vẻ đẹp thật giản dị và chân thành. Họ là những người nông dân mang tư tưởng và lẽ sống cao khiết về mọi người, về cộng đồng dân tộc. Họ tuy là những con người nhỏ bé về thể xác nhưng tầm vóc lại cáo lớn vô cùng

Minh Anh

Post Comment