Văn mẫu lớp 11

“Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. (Pa-xtơ). Từ lời khuyên của nhà khoa học, anh (chị) hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường

“Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. (Pa-xtơ). Từ lời khuyên của nhà khoa học, anh (chị) hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường

Hướng dẫn

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Luận đề của bài làm là "vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường". Có nhiều quan điểm về vấn đề này. Ở đây, đề bài đưa ra một quan điểm của Pa-xtơ: "Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp". Đó là một tư tưởng đúng đắn và sâu sắc. Cần từ lời khuyên này mà bàn luận về vấn đề nói trên.

2. Như vậy, bàn làm có thể có hai phần:

a) Giải thích ý nghĩa câu nói của Pa-xtơ:

– Vì sao Pa-xtơ lại nói như vậy, lại đặt vấn đề "ngược lại" như vậy?

– Câu nói đúng đắn như thế nào và sâu sắc ở chỗ nào? (đề cao yếu tố gì trong "nghề nghiệp"?)

b) Từ câu nói đó, bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường:

– “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người”, vậy có nên chạy theo các nghề “thời thượng” trong xã hội không?

– “Chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”, vậy phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có thể làm danh giá cho nghề nghiệp ấy?

– Mở rộng thêm khái niệm “làm danh giá cho nghề nghiệp”: vừa làm cho nghề nghiệp của mình được vẻ vang, vừa đem nghề nghiệp của mình góp phần làm giàu cho đất nước, đem lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng,… (cần hiểu đúng ý nghĩa chữ “danh giá” trong câu nói của Pa-xtơ).

– Có thể bàn luận thêm những ý khác của riêng mình.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp cho cuộc đời mình như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Pa-xtơ: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân,… bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp” – đây mới là ý nghĩa sâu sắc trong câu nói của Pa-xtơ. Vì sao vậy? Chỉ khi nào con người làm tốt nghề nghiộp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá. Thử hỏi, nếu những người thầy giáo không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư của tâm hồn”; những người thầy thuôc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng không thể được vinh danh là “lương y như từ mẫu”? Giá trị của nghề dạy học và nghề chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc là như vậy. Và những nghề khác cùng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con người chứ không phải nghề nghiệp.

Trên ý nghĩa đó, câu nói của Pa-xtơ gợi cho ta điều gì trong việc chọn ngành nghề khi sắp ra trường? Trước hết, nếu “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì có cần phải chạy theo các nghề “thời thượng” trong xã hội, chẳng hạn như kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, bách khoa,…? Một sự “chạy theo” như thế có hợp lí không? Đôi với các bạn yêu thích và có năng lực về các ngành nghề đó thì không sao, nhưng đối với các bạn chỉ “chạy theo” vì cảm tính, vì phong trào thì cần suy nghĩ lại, bởi tiêu chí quan trọng nhất để chọn ngành nghề là phù hợp với bản thân mình chứ không phải chọn ngành nghề để có “danh giá”! Danh giá ở đây là danh giá cho chính mình, nhưng bản thân “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì một sự “chạy theo” như thế chỉ là ảo tưởng, làm sao có danh giá thực được? Vả lại, nếu ai cũng chạy theo những ngành nghề đó, thì những ngành nghề khác sẽ thế nào? ớ đây còn có vấn đề nhu cầu của đất nước, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nữa. Chúng ta sống trong cộng đồng dân tộc chứ đâu phải chỉ sôhg riêng một mình, vì vậy cũng phải có trách nhiệm với dân tộc trong việc chọn ngành nghề. Sau nữa, muốn “con người làm danh giá cho nghề nghiệp” như Pa-xtơ nói, thì phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có thể làm cho nghề nghiệp ấy trở nên danh giá? Câu trả lời thật rõ ràng và tất yếu: cần phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình (sở thích, đam mê, năng lực,…) thì mới có thể phát huy hết nhiệt tình và năng lực để làm cho nghề đó trở nên tốt đẹp, có danh giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Và một khi đã góp phần làm cho nghề nghiệp có danh giá thì cùng tức là đã góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đem lại lợi ích cho xã hội, cho dân tộc. Chữ “danh giá” trong câu nói của Pa-xtơ cần được hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Cho nên, nếu chọn nghề không phù hợp với bản thân mình, thì khó phát huy năng lực, dễ sinh chán nản, mặc cảm tự ti, vừa không “làm danh giá cho nghề nghiệp” lại chẳng đóng góp được bao nhiêu cho đất nước. Thực tiễn cuộc sông không hiếm những trường hợp chọn nghề chạy theo hư danh như thế và đã để lại những bài học đau xót, thấm thìa cho lớp trẻ chúng ta khi bước vào đời.

Xem thêm:  Nhan đề bài thơ “Tràng giang” gợi lên ở anh (chị) những suy nghĩ gì? Hãy bình giảng lời đề từ và khổ thơ mở đầu của bài thơ

Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc. Trong việc này, cần luôn nhớ rằng danh giá là do chính con người tạo ra cho mình và làm nên danh giá cho nghề nghiộp mà mình đã chọn. Mọi sự chạy theo hư danh, không chú ý đến thực chất trong việc chọn ngành nghề đều đem lại những hậu quả không tốt, có khi gây hại đến cả cuộc đời.

ĐỌC THÊM

THANH NIÊN VÀ SỐ PHẬN

Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.

Phận là cái phần mà cuộc sông, xã hội dành cho mỗi người: phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,… Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.

Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay, sự lựa chọn và cô’ gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.

Xem thêm:  Nghị luận văn học: Hình ảnh người nho sĩ trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng. Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khoẻ tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sông như thê’ nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sông. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.

Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.

Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.

Xây dựng nên thì như tàu ra biển rộng, có kim chỉ nam để xác định hướng đi; không thì như “chiếc bách giữa dòng, e dè gió dập, hãi hùng sóng va”.

Thu Trang

Post Comment