Văn mẫu lớp 3

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Cuộc họp của chữ viết – Tiếng việt 3.

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Cuộc họp của chữ viết – Tiếng việt 3.

Hướng dẫn

Cuộc họp của chữ viết

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác Chữ A dõng dạc mở đầu:

– Thưa các bạn! Hôm nay chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Có tiếng xì xào:

– Thế nghĩa là gì nhỉ?

– Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ sắt. Dưới chân đi đôi giày da. Trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác Chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

Phỏng theo Trần Ninh Hồ

Cách đọc

Đọc đúng ngữ điệu của các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm) ; phân biệt được lời người dẫn chuyện (hóm hỉnh) và lời các nhân vật (bác Chữ A nói to, dõng dạc ; Dấu Chấm nói rõ ràng, rành mạch) ; ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ: dõng dạc, xì xào, lấm tấm, lắc đầu, mũ sắt, để ý, ẩu thế.

Xem thêm:  Kể về cô giáo dạy môn năng khỉếu của em

Gợi ý cảm thụ

Về thể loại, đây là truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi. Nhân vật của truyện là các con chữ. Các con chữ thường tổ chức họp bàn khi các em học sinh đã ra về.

Tinh huống của câu chuyện này là Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu, vì vậy các chữ cái họp nhau lại bàn cách giúp Hoàng. Nhà văn đã tưởng tượng ra một cuộc họp của các chữ cái và ghi chép lại bằng giọng văn hóm hỉnh, vui tươi. Mục đích của nhà văn là muốn truyền cho các em một thông điệp về dấu câu. Biện pháp nhân hoá đã giúp nhà văn truyền tải thông điệp này một cách dễ dàng và sống động.

Chữ A là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Việt, vì vậy trong cuộc họp rất khẩn cấp này, “bác Chữ A dõng dạc mở đầu”. Tính cấp thiết, khẩn trương được thể hiện trong những từ ngữ ở đầu câu chuyện, thời gian rất gấp gáp, phải tiến hành họp ngay vào thời điểm “vừa tan học”. Tại sao lại phải họp ngay như vậy? Đó là bởi các con chữ rất lo lắng cho bạn Hoàng, không thể để bạn hoàn toàn không hiểu gì về dấu câu. Vì không biết nên Hoàng viết văn rất lộn xộn, đánh dấu câu tuỳ tiện ; câu văn trở nên tối nghĩa, ngược lô gích thông thường: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán…”. Trước tình huống nực cười này, các con chữ đầu tiên xì xào, sau khi nghe chỉnh sửa, “tiếng cười rộ lên” và cuối cùng “cả mấy dấu câu đều lắc đầu”. Bác Chữ A lại có lời đề nghị với chính anh Dấu Chấm, vì chỉ một mình anh có thể giúp Hoàng. Câu nói của bác Chữ A cũng chính là lời nhắc nhở rất âu yếm, nhẹ nhàng của nhà văn với tất cả các bạn học sinh.

Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Âm thanh thành phố – Tiếng Việt 3

Nhân vật Hoàng không xuất hiện trực tiếp trong mẩu chuyện, mà chỉ là đối tượng để các con chữ đưa ra bình xét, nhưng ta có thể hình dung ra đó là một cậu bé chưa cẩn thận, cần được nhắc nhở đến nơi đến chốn.

Truyện còn giúp các em biết cách tổ chức một cuộc họp. Những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của một cuộc họp.

Bài học này cho chúng ta những kinh nghiệm bổ ích, lí thú về học tập, đồng thời cũng cho các em làm quen với việc tổ chức và điều hành một cuộc họp nho nhỏ.

XEM THÊM BÀI 13: MÙA THU CỦA EM – TẠI ĐÂY

Tags:Văn 3

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Post Comment