Văn mẫu lớp 3

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Chú ở bên Bác Hồ – Tiếng Việt 3

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Chú ở bên Bác Hồ – Tiếng Việt 3

Hướng dẫn

CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ

Chú Nga đi bộ đội

Sao lâu quá là lâu!

Nhớ chú, Nga thường nhắc:

– Chú bây giờ ở đâu?

Chú ở đâu, ở đâu?

Trường Sơn dài dằng dặc?

Trường Sa đảo nổi, chìm?

Hay Kon Tum, Đắk Lắk?

Mẹ đỏ hoe đôi mắt

Ba ngước lên bàn thờ:

– Đất nước không còn giặc

Chú ở bên Bác Hồ.

(Dương Huy)

Cách đọc

Thể thơ năm chữ, nhịp ngắt linh hoạt, cần căn cứ vào dấu câu, ý thơ và thanh điệu để ngắt giọng mỗi câu cho phù hợp. Ví dụ:

Chú ở đâu,/ ở đâu?

Trường Sơn/ dài dằng dặc?

Trường Sa/ đảo nổi, chìm?

Hay Kon Tum,/ Đắk Lắk?

Mẹ/ đỏ hoe đôi mắt

Ba/ ngước lên bàn thờ:

– Đất nước/ không còn giặc

Chú/ ở bên Bác Hồ.

Về giọng, chú ý thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ của bé Nga trong hai khổ thơ đầu, sự cảm động của ba mẹ Nga ở khổ thơ cuối.

Gợi ý cảm thụ

Người chú của Nga đã hi sinh trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nga chỉ biết chú qua ảnh trên bàn thờ mà không thấy chú về bao giờ, cho nên thường hỏi: “Chú bây giờ ở đâu?”. Đó là một câu hỏi rất ngây thơ, đáng yêu, do vậy thường không nhận được câu trả lời của người lớn. Nga phải đặt ra giả thiết những nơi chú đang ở: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk. Đó là những nơi xa xôi, gian khổ, cũng là những địa danh thường gắn với những nơi bộ đội đóng quân hay đã từng chiến đấu.

Xem thêm:  Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Đối đáp với vua – Tiếng Việt 3

Những địa danh ấy gợi lại sự hi sinh lớn lao của các chiến sĩ, trong đó có người chú của Nga, khiến mẹ Nga cảm động chảy nước mắt mà không thể nói sự thật rằng chú của Nga đã hi sinh. Còn ba Nga thì có cách giải thích phù hợp: “Chú ở bên Bác Hồ”. Bác Hồ đã đi xa, nhưng sống mãi trong lòng nhân dân, cho nên nói chú ở bên Bác Hồ vừa nói được chú đã hi sinh, vừa nói được chú sống mãi: những người liệt sĩ bỏ mình vì nước sống mãi trong lòng nhân dân.

XEM THÊM BÀI Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU TẠI ĐÂY

Tags:Văn 3

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Post Comment