Văn mẫu lớp 3

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Ai có lỗi – Tiếng việt 3.

Hướng dẫn cảm thụ văn học bài Ai có lỗi – Tiếng việt 3.

Hướng dẫn

Ai có lỗi

1.Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm chocây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-tì cười, đáp: “Mình không cố ý đâu!”

Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

2. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọạ tôi, nói: “Cậu cố ý đấy nhé!”

Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.”

3. Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.

4. Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

– Ấy đừng! – Cô-rét-ti cười hiền hậu – Ta lại thân nhau như trước đi!

Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói

Cách đọc

Đoạn 1: đọc giọng kể chuyện, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.

Đoạn 2: đọc nhanh, căng thẳng hơn, nhấn giọng ở các từ ngữ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức.

Đoạn 3: trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mạnh ở các từ ngữ: lắng xuống, hối hận.

Đoạn 4: giọng đọc nhẹ nhàng, sâu lắng. Lời Cô-rét-ti dịu dàng, lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.

Gợi ý cảm thụ

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 – 1908) là nhà văn I-ta-li-a (Ý), tác giả của các cuốn sách: Những tấm lòng cao cả (truyện thiếu nhi, 1886), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (tập truyện ngắn, 1892),… Trong cuốn sách nổi tiếng Những tấm lòng cao cả, khi En-ri-cô trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu, người cha đã dạy con: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. Và cũng chính người cha nghiêm khắc, kiên quyết và rất sâu sắc ấy trong đoạn truyện “Ai có lỗi?” đã giúp En-ri-cô nhận ra lỗi của mình để từ đó, em biết quý trọng tình bạn hơn.

Xem thêm:  Kể về một người dẫn chương trình truyền hình

“Ai có lỗi?” là câu chuyện về đôi bạn Cô-rét-ti và En-ri-cô. Hai bạn rất thân nhau, ấy vậy mà chỉ vì một chuyện nhỏ mà cáu giận nhau nhưng lại nhanh chóng làm lành. Truyện mở đầu bằng một tình huống bất ngờ: Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn. Để “trả thù”, cậu ta đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng cả trang viết của Cô-rét-ti. Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị “Ta lại thân nhau như trước đi”. En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.

Câu chuyện nhỏ nhưng thật cảm động. Câu chuyện của trẻ con, cách ứng xử, những giận dữ và ý nghĩ “trả thù” cũng là của con trẻ. Nhà văn A-mi-xi đã thật tinh tường và rất tâm lí khi miêu tả những cung bậc tâm trạng, suy nghĩ của các nhân vật. Phần đầu truyện kể về những cáu giận liên tiếp của cả hai bạn En-ri-cô và Cô-rét-ti: nổi giận, càng tức, giận đỏ mặt, giơ tay doạ, hạ tay xuống,… và đầy thách thức khi nói: “Lát nữa, ta gặp nhau ở cổng”. Cả hai bạn đều có lỗi vì đã làm xấu trang vở tập viết của nhau. Có điều, Cô-rét-ti vô tình còn En-ri-cô thì cố ý để “trả thù” bạn, vì theo En-ri-cô, Cô-rét-ti đã gây chuyện.

Xem thêm:  Tập làm văn lớp 3: Tuần 15: Luyện tập viết đoạn văn giới thiệu về tổ em

Mâu thuẫn được hoà giải do Cô-rét-ti chủ động làm lành với bạn. Cô-rét-ti thật hiền hậu, dễ thương. Vô tình làm xấu trang vở của bạn, em cười nói: “Mình không cố ý đâu!”, và giận “đỏ mặt” khi En-ri-cô cố ý, giơ tay doạ En-ri-cô. Lời nói của Cô-rét-ti: “Ta lại thân nhau như trước đi” làm En-ri-cô thật xúc động. Nhà văn đã miêu tả thật chính xác và tinh tế tâm trạng của En-ri-cô: “Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn”.

En-ri-cô cũng là cậu bé đáng yêu vô cùng. Nhà văn nắm bắt được tâm lí của trẻ nhỏ, trẻ con dễ giận dỗi và cũng thật mau quên. Câu hỏi “Ai có lỗi?” ban đầu được đặt ra. En-ri-cô trong cơn tức giận vì trang vở hỏng, lại càng tức hơn vì Cô-rét-ti cười, cậu cho rằng đó là cái cười kiêu căng. Đích thị lỗi hoàn toàn từ phía Cô-rét-ti. Cùng với một chút thời gian, cơn giận lắng xuống, En-ri-cô bắt đầu hối hận, lúc hối hận, En-ri-cô mới nhìn thấy vai áo sứt chỉ của Cô-rét-ti “chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ”. Sự hối hận, thương bạn, những tình cảm trong sáng đã làm cho En-ri-cô muốn xin lỗi bạn mà không đủ can đảm.

Câu hỏi “Ai có lỗi?” một lần nữa lại được đặt ra. Cách giải quyết vấn đề của nhà văn thật tinh tường và sâu sắc. Cả hai bạn nhỏ đều cảm thấy mình có lỗi, cả hai đều muốn làm lành. Chi tiết cả hai bạn ôm nhau và nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không?”, và câu trả lời “Không bao giờ! Không bao giờ!” thực sự xác nhận một tình bạn đẹp đẽ, bền vững.

Đoạn kết truyện, khi hai bạn đã làm lành, trong lòng En-ri-cô thật vui, cậu về kể với bố. Cậu bất ngờ vì bị bố mắng. Sau lời nói của bố: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con cố lỗi. Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn”, câu trả lời thực sự mới xuất hiện. Nếu đoạn 1, lỗi là của Cô-rét-ti ; đoạn 2, lỗi của En-ri-cô ; đoạn 3, En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm ; đoạn 4, Cô-rét-ti chủ động làm lành thì ở đoạn 5, kết thúc truyện, người cha trách mắng con, dạy con phải mạnh mẽ, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn. Trong truyện Những tấm lỏng cao cả, khi En-ri-cô mắc lỗi với mẹ, bố không nói trực tiếp mà viết thư cho con để con biết lỗi của mình. Tình cảm của người bố thật sâu sắc, tế nhị, nhiều lúc đi đường vòng lại là con đường ngắn nhất đến trái tim con. En-ri-cô là cậu bé hiếu thảo và thành thật nhận ra lỗi của mình để sửa chữa, cậu bé cũng luôn tin tưởng vào sự săn sóc, dạy bảo của bố. Và trong mẩu chuyện nhỏ này, ở tình huống này, người bố không cần dùng cách viết thư mà trách mắng ngay cậu bé, để cậu nhận ra lỗi sai của mình, biết trân trọng và nâng niu một người bạn tốt như Cô-rét-ti.

Xem thêm:  Là lớp trưởng em hãy viết giấy mời bác trưởng ban phụ huynh đến dự buổi lễ kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20 – 11 của lớp

Tác giả đã kể chuyện theo trình tự thời gian, kể theo diễn biến tâm trạng nhân vật. Với ngôn ngữ giản dị, cái nhìn đôn hậu, ấm áp yêu thương đối với trẻ em, nhà văn A-mi-xi đã kể cho chúng ta câu chuyện nhỏ về những tấm lòng cao cả, tình bạn trong sáng, đẹp đẽ, thân thiết và thật xúc động của hai bạn nhỏ Cô-rét-ti và En-ri-cô. Qua đó, ông cũng gửi đến một thông điệp: hãy biết yêu thương và chia sẻ với những người bạn của mình ; đã là bạn, phải luôn nghĩ tốt về nhau, hãy sẵn sàng, can đảm nhận lỗi khi trót có cách cư xử không tốt với bạn ; đặc biệt, hãy nâng niu, quý trọng tình bạn bởi “Tình bạn làm niềm vui tăng lên gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa”.

XEM BÀI 2: HAI BÀN TAY EM TẠI ĐÂY

Tags:Văn 3

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Post Comment