Giải thích câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học
Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu nói "Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học" hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.
Giải thích câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học – Bài làm 1
Việc học và có được những hiểu biết luôn là điều mỗi người luôn luôn cố gắng và phấn đấu có được. Nhưng kiến thức của nhân loại luôn rộng lớn biết bao nhiêu, mỗi người chỉ là một giọt nước của đại dương mênh mông đó thôi. Chính vì thế phải luôn luôn cố gắng tích lũy kiến thức để có thể học hỏi thật tốt. Chính vì lượng kiến thức nhân loại lớn như vậy nên có một câu nói rất hay đó là “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
Đầu tiên ta như phải hiểu được ý nghĩa của câu đó là gì. Ta như biết được rằng chính từ “xấu hổ” ở đây như muốn nói đó chính là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, và có cả sự e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước người khác. Khi mình kém cỏi hơn người khác về một lĩnh vực cụ thể nhưng không có nghĩa là mình kém cỏi về nhiều lĩnh vực. Vốn tri thức của nhân loại thật rộng lớn biết bao nhiêu, cho nên mỗi người hãy học tập và tự trau dồi những kiến thức cho chính bản thân của mình.
Nói tóm lại ta như thấy được cả nghĩa cả câu ngạn ngữ trên dường như cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa sự “không biết” và ‘không học”. Quan trọng hơn câu tục ngữ đường như cũng đã đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi không học”.
Thông qua câu tục ngữ ta như thấy được những thắc mắc nhất định, đó chính là tại sao lại nói được rằng “Đừng xấu hổ khi không biết”? Ta dường như cũng thấy được tri thức của nhân loại là vô hạn, thực sự mà nói ta như biết được rằng chính khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Thực sự trên trái đất này không ai có thể biết được mọi thứ, và ta cũng nên biết được không ai tự nhiên mà biết được. Con người chúng ta không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.
Còn ý thứ hai trong câu tục ngữ đó chính là tại sao nói được rằng “chỉ xấu hổ khi không học”? Qủa thật ta như thấy được cũng chính vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức. Ta dường như cũng đã thấy được rằng cũng chính trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Ta dường như thấy được nếu như ta mà không học thể hiện sự lười nhác về lao động. Bản thân của chính chúng ta dường như cũng lại bị thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và quan trọng hơn nữa ta như thấy được chính xã hội. Thực sự ta như biết được rằng chính việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như câu tục ngữ các bậc tiền nhân xưa kia như cũng đã khuyên đó chính là “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn lao và thật to lớn biết bao nhiêu như “kinh bang tế thế”. Và ta dường như cũng đã thấy được ta càng đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, đồng thời ta như biết được rằng chính sự phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, và hơn hết đó cũng chính là phải được hoàn hảo hơn.
Qua câu nói ta như thấy được nó như phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu” dốt đi. Nếu như chúng ta không dám nhìn nhận ra những sự thiếu hụt của mình thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được. Thực sự để mà nói thì mỗi con người dường như mà lại muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, cũng như phải thật là phong phú. Việc chúng ta học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, và học ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Việc học ta dường như phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, ta dường như thấy được nếu như có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn nhất. Chúng ta không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để có thể mà từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và không ngừng vươn lên chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Việc học luôn vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ mà thôi. Vì kiến thức nhân loại nhiều như vậy. Thì nếu như muốn sống trong xã hội hiện đại, bạn muốn hòa nhập bạn phải có kiến thức.
Qua câu nói trên ta như thấy được đó cũng chính là những định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên muốn nhắn gửi với chúng ta.
Giải thích câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học – Bài làm 2
Tri thức là thế giới của khoa học vô biên con người không thể hiểu hết hoặc biết hết một cách toàn diện. Thế nên chúng ta cần phải tìm tòi học hỏi, khám phá những kiến thức, tri thức mà mình của nhân loại. Đơn giản là khi ta không hiểu một kiến thức nào đó,nhưng hãy đừng đánh mất niềm tin và cảm thấy xấu hổ với bản thân vì chúng ta chưa khám phá và hiểu ra nó thì hãy cố gắng đừng nản lòng để tìm ra đáp án chính xác vì vậy trong câu nói Nga có viết"Đừng bao giờ xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học" nhận định câu nói trên hoàn toàn đúng.
Trong câu nói "Đừng bao giờ xấu hổ khi không học chỉ xấu hổ khi không biết" theo như câu nói giúp ta hiểu vấn đề vô cùng quan trọng của việc học đối với mỗi con người nó mang lại cánh cửa tri thức của nhân loại giúp ta mở cho ta một chân trời kiến thức bổ ích giúp cho con đường tương lai của chúng ta tươi sáng hơn.
Câu nói được hiểu rõ hơn qua câu "xấu hổ" là một trạng thái tâm lý bình thường khi chúng ta đang phải đối diện với một điều gì ấy cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn thiếu tự tin, nhút nhát hoặc có thể bộc lộ rõ nhất trong suy nghĩ cảm thấy chán nản, buồn bã thất vọng vì không làm được mục đích đề ra. Theo như vế câu thứ nhất cho ta một lời khuyên chân thành khi "Đừng bao giờ xấu hổ khi không biết" câu nói khuyên nhủ ta rằng đừng bao giờ cảm thấy lo lắng buồn bã xấu hổ khi khác hiểu biết hơn mình.
Vì người khác hơn mình là việc họ được học và tìm hiểu những kiến thức. Thế nên đó là điều bình thường khi ta biết thì vẫn có thể biết khi ta học. Đó là khi mình không biết và được học tìm hiểu điều đó là đương nhiên chúng ta sẽ không hiểu được vấn đề.
Còn nếu như "Chỉ xấu hổ khi không học" cho ta hiểu rõ tầm quan trọng quyết định cho cuộc đời bạn chính là việc học quyết định đối với mỗi chúng ta trong việc nhận thức tốt và hình thành tốt trong nhân cách đạo đức sống, đạt được thành đạt trong công việc mở ra một tương lai tươi sáng.
Và giúp những bài học quý giá về việc đối nhân xử thế khi hiểu biết rõ thì ta phải có nhiệm vụ trau dồi học hỏi kiến thức hơn nữa. Để có thể đem kiến thức đó để cống hiến nhằm phát triển xã hội, đất nước. Thế nên ta đừng có cảm thấy xấu hổ khi không học mà chính là bản thân ta không muốn học. Ta cảm nhận rõ sự lười nhác đã khiến ta thất bại trong cuộc sống.
Trong lao động thiếu sự chăm chỉ cần mẫn, cũng như thiếu ý chí cầu tiến trong công việc không có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Thế nên quan trọng nhất vẫn là việc học là rất quan trọng trong tương lai của mỗi người nó nhu cầu tất yếu cho mỗi thế hệ, thời đại hiện nay.
Thế nên đã có rất nhiều câu tục ngữ, châm ngôn hay nói về tầm quan trọng cốt yếu của việc học nhằm răn dạy mỗi chúng là tìm tòi học hỏi như câu"Học ăn, học nói, học gói, học mở" ta cần phải học những điều cơ bản nhất trong cuộc sống đến những điều to lớn vĩ đại. Cũng như việc bắt đầu chập chững dạy cho ta những điều cơ bản đến những điều khó hơn.
Vì vậy ta phải học những điều ta không biết chứ đừng cảm khi không muốn học. Ta nói đến vấn đề học tập hiện nay nhất là trong những kì thi của học sinh tóm gọn cho một ví dụ điển hình trong bài thi toán những bạn chăm học bạn sẽ lắng nghe các kiến thức bài học mà cô đã từng giảng áp dụng vào các bài toán để giải ra được đáp án đúng nhất thì tất nhiên bạn ấy sẽ được điểm toán rất cao. Còn những bạn không bao giờ nghe giảng hay học bài không hiểu được công thức của bài toán áp dụng vào giải các câu hỏi.
Khi không học thì tất nhiên là không thể nào có thể làm tốt được bài vì không có kiến thức kết quả là được điểm thấp và cảm thấy xấu hổ trước chúng bạn. Nhưng tại sao khi phải xấu hổ khi mình không muốn học? Đừng bao giờ học theo kiểu thụ động và học theo cảm tính hãy luôn đặt mục tiêu là học cho tương lai sau này của mình.
Câu nói còn mang ý nghĩa phê phán hiện tượng xấu trong xã hội đã "không biết" vẻ bề ngoài còn tỏ vẻ huênh hoang, kiêu ngạo, tự mãn trước người khác nhưng bên trong lại "Giấu dốt". Vì vậy nếu không biết thì ta nên học chứ không biết lại đổ thừa ra không học. Ta nên có phương pháp tất yếu giúp cho việc học hành đạt kết quả cao.
Ta áp dụng nhiều phương pháp học không chỉ sách vở, giáo viên chỉ dạy, mà phải cũng thể học trong phim ảnh để trau dồi mày mò ra những bài học bổ sung rất tốt trong cuộc sống. Học bao giờ sánh đôi song hành với nhau từ kiến thức lý thuyết ta áp dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày.Như vậy việc học trở nên đúng đắn và ý nghĩa. Thế nên việc học là điều không thể thiếu trong cuộc sống,không chịu học mới là điều đáng xấu hổ.
Câu nói mang lại ý nghĩa vô cùng sâu xa mà răn dạy bản thân rằng hãy học bằng chính khả năng của mình đừng bao giờ giấu dốt mà hãy thẳng thắn thú thật bản thân những điều ta không biết ta có thể học chứ không nên cảm buồn bã xấu hổ khi không học. Hãy cố gắng phấn đấu, kiên trì học tập không ngừng, tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức tôi tin một ngày bạn sẽ thành công.
Giải thích câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học – Bài làm 3
Sự học đối với mỗi con người dường như là điều tối thiểu, và là điều thúc tiến con người theo đuổi đến suốt cuộc đời. Kiến thức nhân loại là điều mênh mông, những con người phải bước qua giới hạn bản thân mà đến với nơi đó, thật đáng qúy. Câu tục ngữ muôn thuở đã đề cập đến nội dung ấy ‘Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học” khiến ta không thể dừng suy ngẫm, và đưa ra hướng đi cho riêng mình.
Kho tàng tri thức của nhân loại được ví như biển mênh mông, nó là sự đúc kết của lớp lớp con người, các nhà khoa học,..Chúng ta ngày ngày được lĩnh hội các kiến thức mới thông qua những người lớn, bạn bè,gia đình,trường lớp, xã hội, sách vở, internet,.. đó là sự cần thiết để giúp tương lai mỗi người hoàn thiện, đẹp đẽ hơn từng ngày. Con người ta là có giới hạn so với toàn nhân loại, kiến thức của ta dẫu có nhiều đến đâu cũng bị hạn cuộc, vẫn còn thiếu sót so với những điều chưa biết ở ngoài đời kia. Câu tục ngữ đã ở đây, đề như một lời khuyên của cha ông ta khích lệ tinh thần cho con người luôn biết phấn đấu, nỗ lực không “xấu hổ” e dè khi mà không biết, không hiểu một vấn đề gì, xung quanh cuộc sống, đáng khen hơn nữa đã mạnh dạn muốn tìm lời giải đáp cho điều đó. Chỉ khi liên tục bổ sung những kiến thức mới, ham hiểu biết con người ta mới trở nên thông minh, sáng suốt hơn, dễ tiếp cận được đến sự thành công mà nhân loại cùng hướng tới.
Trong cuộc đời, có rất nhiều việc để ta phải “xấu hổ” trước người khác, nó thường gắn với những sự sai lầm của bản thân khi những hành động không đúng mực,..Sự xấu hổ không được với sự học bởi vì khi con người ta mong muốn tìm tòi, phá vỡ giới hạn của bản thân, thì làm sao ta có thể trách họ được, vì điều đó không có gì là xấu cả.
“Học” ở đây bao hàm rất rộng, ai cũng cần phải học, nếu không học ta chắc chắn sẽ bị thụt lùi so với xã hội. Thử hỏi xem nếu không tự chủ động nuôi dưỡng, ham tìm kiếm điều mới, học hỏi thì trí óc ta thui chột, mài mòn dần. Không ai muốn mình của hôm nay lại giống như hôm qua mà không có gì mới lạ, cuộc sống trở nên ngắn ngủi, phí hoài lặng lẽ trôi, lúc đó ta mới thực sự cảm thấy “xấu hổ” với những người khác, thầm trách, so sánh với người khác rằng: “Sao họ làm được mình làm không được?, “sao họ trưởng thành, chín chắn mà mình chưa?”,
Đã có bao người nhận thức được tầm quan trọng của việc tiếp nhận sự giáo dục mà đã không ngừng nghỉ đầu tư thời gian, sức lực lao vào học và làm để tìm kiếm kiến thức bao nhiêu năm tháng đằng đẵng, để rồi đón nhận một trong vô số phần thưởng của kiến thức mang lại là tiền, phục vụ cho cuộc sống tương lai phồn thịnh của họ, của xã hội. Có những nhà khoa học, ngày đêm cần mẫn chăm chỉ sáng tạo, phát minh ra những điều mới cống hiến cho xã hội, không phải họ có sẵn tài năng bẩm sinh, nếu như họ không chịu chăm chỉ, yêu thích tìm tòi, nghiên cứu, không biết “xấu hổ” khi dám nêu ra những điều mình còn hạn chế để từ đó khắc phục thì con người đó chẳng bao giờ giỏi được, sẽ không có ngày thành công.
Trong lĩnh vực đào tạo, nhà nước và xã hội ta hiện nay đang càng ngày càng quan tâm đến việc giáo dục thế hệ học sinh, đã có nơi thường xuyên dùng những câu tục ngữ như thế này để khuyên chúng phải dám chấp nhận, vượt qua sự “xấu hổ” vốn tưởng như mặc định mỗi khi chúng có điều gì thắc mắc, dám tự tin nói, trình bày với người lớn, bạn bè để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhìn nhận đúng giá trị, tầm hiểu biết, học thức của con người để đưa ra những biện pháp giáo dục, tìm hiểu, khích lệ chúng hăng say hơn trong việc học, phát triển kiến thức của bản thân một cách chủ động nhất.
Câu tục ngữ là một chân lý đúng đắn cho mỗi người, nó tồn tại vĩnh viễn, bất biến dù có trải qua bao nhiêu lâu. Cho ta hiểu rằng, có học ta sẽ có tất cả, ta hoàn toàn có được điều đó nhờ quá trình liên tục không ngừng nghỉ đốc thúc bản thân phải có ý thức vượt qua sự xấu hổ về những điều mình chưa biết, và không ngừng tự bồi dưỡng, trau dồi thêm những kiến thức mới, vì nếu dừng lại ta sẽ tiến gần hơn đến sự chịu đầu hàng những thất bại trong cuộc sống, luôn sống trong hối tiếc, xấu hổ thực sự vì không nâng cao được giá trị bản thân, không đóng góp được cho gia đình, xã hội.
Giải thích câu nói: Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học – Bài làm 4
Có bề dày kiến thức và nhiều kỹ năng sống là điều mà ai cũng mong muốn và phấn đấu để đạt được. Tuy nhiên tri thức nhân loại rất rộng lớn mà có dùng cả đời chúng ta cũng không thể nắm hết được. Không phải bất cứ thứ gì, điều gì ta cũng biết nhưng lại có rất nhiều thứ cần cho cuộc sống của chúng ta nên chúng ta cần phải tích cực học tập mỗi ngày. Có một câu rất hay về sự hiểu biết của mỗi người đó là: “Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học”.
Theo như chúng ta được biết thì “xấu hổ” là một trạng thái tâm lý của con người khi mà ta cảm thấy hổ thẹn, ngượng ngùng không biết giấu mặt vào đâu khi không làm được việc gì đó, khi thấy mình kém cỏi trước những người khác. Ví như khi chúng ta sẽ xấu hổ khi bị người khác khiển trách trước mặt mọi người về lỗi lầm không đáng có mà ta gây nên. Người nói đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai phạm trù là “không biết” và “không học”. “Không biết” không có nghĩa là ta dốt, ta kém cỏi. Cúng không phải “không biết” một vấn đề nào nó mà quy chụp người này là người lười biếng mà có thể người đó giỏi những vấn đề khác, cũng chăm chỉ tiếp thu tri thức chỉ là cái vấn đề đặt ra lúc đó thì người đó chưa biết đến. Trái lại “không học” thì có thể khẳng định rằng kẻ không học là kẻ lười biếng, kém cỏi thực sự. Qua đó cho chúng ta bài học đó là chúng ta càn phải ham học hỏi, không e ngại đem cái chưa biết của mình ra để người khác chỉ bảo, chỉ xấu hổ khi chúng ta lười biếng, không học tập đến nơi đến chốn.
Chúng ta có thể thấy được sự đúng đắn ở vế đầu của câu: “Đừng xấu hổ khi không biết”. Bởi như ta đã biết tri thức cá nhân của con người dù nhiều đến đâu cũng có giới hạn của nó, không thể nắm được hết tri thức của nhân loại được. Có những thứ mà ta không biết đó là chuyện bình thường chứ chẳng có gì mà phải xấu hổ. Thậm chí những cái không biết nếu chúng ta biết đề ra hoặc bày tỏ với người khác thì chúng ta sẽ biến cái không biết thành biết, đem nó trở thành tri thức cá nhân cho chúng ta. Và khi đó chúng ta sẽ tăng được vốn hiểu biết cho bản thân, có ích cho đời sống, công việc sau này. Trái lại “chỉ xấu hổ khi không học” cũng vậy. Việc học hành là sự nghiệp được ưu tiên hàng đầu. Ngay từ khi còn nhỏ mỗi người được bố mẹ tạo điều kiện để cho ăn học đầy đủ nhưng nhiều bạn không biết quý trọng mà lười biếng, làm phiền lòng cha mẹ. Trước hết họ là những người thiếu trách nhiệm với chính bản thân và sau đó là phụ công lao nuôi dưỡng của bố mẹ. Và khi ấy là xấu hổ trước bố mẹ, trước những người xung quanh. Nhất là những thứ mà tất cả bạn bè đồng trang lứa của mình đều biết mà mình vì lười biếng nên không biết.
Việc học có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, góp phần to lớn vào việc thành đạt sau này. Lười biếng nghĩa là chúng ta đang đánh mất cơ hội thành công của chính bản thân mình, đang lãng phí thời gian một cách vô ích. Những người lười biếng cả trong học tập và lao động sẽ bị mọi người chê cười, cuộc sống sau này sẽ vất vả, nghèo khó. Khi đó chúng ta có hối hận thì cũng đã muộn màng. Ông cha ta từng có nhiều răn dạy về sự nghiệp học hành của giới trẻ. Học không chỉ ở gia đình, trường lớp mà còn học ở ngoài xã hội: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Học không chỉ là những tri thức khoa học, trong sách vở mà còn học từ những điều tưởng chừng như đơn giản nhất như Lênin từng nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Tiếp thu tri thức và rèn luyện bản thân là việc quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu nhất là ở lứa tuổi học sinh. Có như vậy thì mới hình thành nên thói quen, nhân cách tốt, chuẩn bị được hành trang để bước vào thế kỷ mới, thành công trong cuộc sống.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu nói "Đừng xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học" hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích cho câu nói thật hay và đạt được kết quả cao.
Từ khóa tìm kiếm:
- https://bailamvan edu vn/giai-thich-cau-noi-dung-xau-ho-khi-khong-biet-chi-xau-ho-khi-khong-hoc html