Văn mẫu lớp 5

Đáp án đề 13 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Đáp án đề 13 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Hướng dẫn

Tả cô giáo Hình ảnh Mặt trời xanh của tôi

1. Trước hết, em xác định nghĩa của từ in đậm trong từng câu. Sau đó, phân các nghĩa tìm được thành hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Cụ thể như sau:

a) – Trong hai câu: Lá bàng đang đỏ ngọn cây Lá khoai anh ngỡ lá sen, từ chỉ: “Bộ phận của cây, mọc ở cành, thân ; có hình dẹt, màu lục”. Nghĩa này là nghĩa gốc.

– Trong hai câu còn lại: Lá cờ căng lên vì ngược giócầm lá thư này…, từ chỉ: “Những vật có hình tấm, mảnh, nhẹ như hình cái lá”. Nghĩa này là nghĩa chuyển.

b) – Trong hai câu: Quả dừa…Quả cau nho nhỏ…, từ quả chỉ: “Bộ phận của câu do bầu nhuỵ hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt”. Đây là nghĩa gốc.

– Các câu còn lại: … quả bóng; Quả đất… ; … quả tim…, từ quả chỉ: “Những vật có hình giống như quả cây”. Đây là nghĩa chuyển. (Lưu ý: Riêng ở trường hợp Quả hồng…,,từ. quả mang nghĩa gốc.)

2. Từ có thể thay thế từ mũị:

Mũi thuyền: đầu thuyền

Mũi súng: đầu súng

Mũi đất: mỏm đất

Mũi quân bên trái…: đơn vị quân đội bên trái…

– Tiêm ba mũi: tiêm ba lượt.

3. Tham khảo:

Xem thêm:  Đề ôn luyện môn Tiếng Việt lớp 5 thi lên lớp 6 – Đề 29 (đề có đáp án)

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân (“Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dài trông xa như “mặt trồi” đang toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

4.

1. Xác định yêu cầu: Tả cô giáo(thầy giáo) đã dạy em trong những năm học trước (lớp 1, 2, 3, 4).

2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 12 – Chú ý những đặc điểm về tuổi tác của cô giáo/thầy giáo.)

3. Tham khảo:

* Tả ngoại hình của cô giáo

Cô có vóc người mảnh mai, nhỏ nhắn. Không biết cô bao nhiêu tuổi nhưng em đoán cô cũng cùng độ tuổi má em. Mái tóc cô dài, buông xoã sau lưng. Màu da cô ngầm ngầm, khoẻ mạnh. Mỗi ngày đến trường, cô thường ăn mặc giản dị với màu áo trắng, quần đen. Dáng cô di nhẹ nhàng, mềm mại. Khuôn mặt cô trông lúc nào củng tươi tắn, rất dễ mến. Đôi mắt to, đen láy và cái miệng nhỏ nhưng hay cười. Giọng nói lúc cô giảng bài nghe ấm áp, thu hút học sinh.

* Tả tính tình và hoạt động của cô giáo

Những ngày đầu đến lớp, em là học sinh lớp một bé nhất. Cô dắt em vào chỗ ngồi và mỉm cười động viên em. Giờ tập viết, cô thường đến cầm tay giúp em viết từng nét chữ trên trang giấy mới. Bạn nào đọc còn ngọng, cô đọc đi đọc lại để các bạn bắt chước đọc cho đúng. Chẳng bao giờ cô gắt gỏng với chúng em. Hết giờ học, cô thường đưa chúng em qua hẳn bên kia đường rồi mới quay về nhà. Em nhớ một lần trời mưa to, tan học đã lâu mà mẹ em chưa đến đón, cô Loan đội áo mưa, xắn quần quá đầu gối, cõng em về tận nhà…

(Thực hành Tập làm văn 5, 2003)

Xem thêm:  Tả một cây bàng đang thay lá giữa mùa thu – Tập làm văn lớp 5

Xem thêm Đề 13 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Theo Nguồn: Bailamvan.edu.vn

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://bailamvan edu vn/dap-an-de-13-boi-duong-hoc-sinh-gioi-tieng-viet-5 html

Post Comment