Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận của em sau khi đọc bài phóng sự “Nghệ thuật băm thịt gà” trích trong “Việc làng” của Ngô Tất Tố

Cảm nhận của em sau khi đọc bài phóng sự “Nghệ thuật băm thịt gà” trích trong “Việc làng” của Ngô Tất Tố

Hướng dẫn

Câu chuyện đó tác giả kể lại vào thời xưa, dưới thời Pháp thuộc. Chuyện mà Ngô Tất Tố được chứng kiến là bữa cỗ chứa hàng xóm, diễn ra trong một ngày mưa tại nhà Lăng Vân, một người bạn cố tri của tác giả. Cảnh thềm mưa "ướt rờm rợp". mọi người kéo đến ăn cỗ. nhận phần "bàn chân đất lấm bê bê".

Tác giả đã khéo léo tạo nên những tình huống đầy kịch tính làm nổi bật cái sân khấu hài với bao chi tiết, gợi lên nhiều ngạc nhiên, làm cho người đọc phải "tò mò" theo dõi bữa cỗ "chứa hàng xóm". Tiếng người "khậm khoạc", tiếng gà đập cánh "phành phạch" và kêu "quang quác" giữa đêm khuya. Cảnh người ăn cỗ kéo đến chia phần mỗi lúc một đông, "già có, trẻ có, đứng bóng có"; mấy "ông tỉ nhau" cũng không thể vắng mặt.

Sân khấu hài được tác giả vén màn lên dần, mỗi lúc hiện ra một cảnh "lạ mắt". Thằng Mới – mõ làng – nghệ sĩ băm thịt gà xuất hiện. Hắn đội mâm cỗ đi trong mưa đến trong "tiếng thét" của một ông già. Mâm cỗ chỉ là một con gà "ước chừng một người ăn cỗ mới hết", một mâm xôi "độ bốn đấu gạo nếp", và hai chai rượu "đầy ăm ắp". Chắc là còn có nhiều mâm cỗ khác nữa, ê hề sỏ lợn, thịt trâu, thịt bò nữa sắp đưa đến!

Cảnh thằng Mới đếm người "kiến tại" đến ăn cỗ "chứa hàng xóm", chi tiết "người đàn anh" nhẩm tính, ra lệnh đã đẩy tình huống hài lên đỉnh điểm: "Vậy thì làm hai mươi ba cỗ, tám cỗ kiến tại, một cỗ chứa, một cỗ cho mày, còn mười ba cỗ chia phần". Mõ làng thằng Mới "một mình một chiếu" thảnh thơi ngồi thật là sung sướng! Tác giả ngạc nhiên, người đọc hơn nửa thế kỉ nay ngạc nhiên, và tự hỏi: "Một con gà và bấy nhiêu xôi mà làm đến mấy chục cỗ, thì làm ra làm sao?… "

Xem thêm:  Phân tích bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu để thấy một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt

Phần thứ ba bài phóng sự, tác giả vừa tả vừa kể một cách hóm hỉnh thằng Mới trổ tài băm thịt gà. Sân khấu hài hé mở. Nghệ sĩ Mới ung dung bước lên với bao đạo cụ, nào là hai thúng đĩa bát, một con dao, một cái thớt, một liền nước mắm và hai chồng mâm. Thằng mõ thật tài ba, khi hắn chia xôi, hắn "tính lẩm bẩm giây lát" rồi đặt con dao lên mâm cỗ xôi "xắn một chiều làm sáu, một chiều làm bốn". Thật công bằng, hắn "lấy một miếng xôi véo ra từng tí để phụ vào các miếng kia". Tác giả đã quan sát và miêu tả thật tỉ mí, làm nổi bật nghệ thuật chia phần xôi của thằng mõ.

Thằng Mới mỗi lúc một trổ tài. Hắn đòi thay thớt. Hắn cho biết "dao cùn thớt trũng thì thịt sẽ bong hết da!". Khi đã có chiếc thớt gỗ nghiến "đỏ đòng đọc", hắn sờ ngón tay thử dao có bén không. Đúng là một nghệ sĩ kì tài, chỉ một bộ lòng gà mà thằng Mới chia đều được mười đĩa, "tuy chỉ một dúm con con, nhưng trong mười đĩa, không đĩa nào thiến một thứ nào".

Sau khi nghe lệnh truyền của mấy "ông đàn anh": "sọ gà pha năm, phao gà pha bốn", chúng ta lo cho thằng Mới sẽ mần răng được. Thật là "lo bò trắng răng!". Thằng mõ đã cắt cái sỏ làm hai mảnh, chặt mảnh mỏ dưới làm đôi, mánh mỏ trên làm ba, "tất cả năm miếng, miếng nào cũng có dính một tí mỏ". Còn chiếc phao gà "miếng nào cũng có đầu bầu, đầu nhọn, chẳng khác nào một cái chũm cau chẻ tư". Dân gian có câu: ‘Thiệt miếng sỏ gà bằng mất cha sào mộng", thằng Mới phải trổ tài, nếu sơ suất sẽ bị các "ông đàn anh" đánh nát đít!

Xem thêm:  Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Cảnh thằng Mới băm thịt gà như làm xiếc. Hắn cắt riêng hai cái tỏi gà, hắn chỉ chém hai nhát, tức thì con gà bị tách làm hai mảnh đều nhau, mảnh nào cũng có một nửa xương sống. Tay cầm con dao phay, hắn băm lia lịa, không nhát nào cao, không nhát nào thấp, mười nhát như một… ‘Tiếng dao công cốc đụng vào mạt thớt, nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo, không lác nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là mỗi miếng thịt gà băng ra. Miếng nào như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may". Chà, thằng Mới thiện nghệ quá! Đúng nó là một thằng mõ – nghệ sĩ!

Ngô Tất Tố tả miếng thịt gà do thằng Mới băm ra mới ưa nhìn và ngon làm sao, mới đẹp làm sao! "Không dập, không nút, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà thổi có thể bay được mười thước".

Đoạn văn tả cảnh băm thịt gà của thằng mõ là đoạn hay nhất, hấp dẫn nhất, thể hiện tài quan sát, lối ví von so sánh tài tình của tác giả. Cử chi, động tác băm thịt gà của thằng Mới, hình ảnh miếng thịt gà "không dập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm", chỉ mới nhìn, mới nghe tả mà người đọc đã ứa nước miếng, cảm thấy thơm thơm quyện lấy mũi rồi. 92 miếng thịt gà không thiếu không thừa một miếng nào. Hình ảnh thằng Mới móc túi lấy nắm tăm, mỗi miếng thịt gà được hắn xâu cho một cái tăm vào giữa, rồi đem cắm vào mâm xôi. ‘Thịt vừa hết, xôi cũng khớp".

Xem thêm:  Hãy chứng minh rằng truyện ngắn Vi hành là một tác phẩm văn chương thật sự mà Nguyễn Ái Quốc đã viết từ những năm 20 của thế kỉ XX trên đất Pháp

Con người là sản phẩm của xã hội. Thằng Mới là sản phẩm của cái làng xôi thịt ngày xưa. Mõ là loại đầu chày đít thớt. Lăng Vân gọi Mới là "ông". Cuối tác phẩm, Ngô Tất Tố viết một cách hóm hỉnh: ‘Tôi chín lắm. Và tôi muốn dâng cho ông Mới ấy lên chức nghệ sĩ".

Nhân vật trong truyện ‘Tư cách mõ" của Nam Cao vừa đáng thương, vừa đáng khinh. Nhưng nhân vật Mới trong phóng sự "Nghệ thuật băm thịt gà" của Ngô Tất Tố lại để lại cho ta ít nhiều cảm thông. Tục ngữ có câu: "Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp". Miếng sỏ, miếng phao câu, miếng thịt gà do thằng mõ băm ra cho ta hiểu sâu thêm câu nói truyền khẩu ấy. Hủ tục thật đáng sợ!

Thu Trang

Post Comment