Không vướng bận trong các mối quan hệ, không tính toán, không mưu tính, ấy là tuổi học sinh. Cuộc đời, tính chất của nó vốn là thương hải biến vi tang điền. Nhưng sự đổi thay ấy sao có thể khiến ta quên đi những kí ức về thời học sinh? Ở đó, ta được hồn nhiên, trong sáng, vô tư trong việc khám phá thế giới bao la này. Có thể nói, văn bản “Cổng trường mở ra” đã gợi về, đã đánh thức trong mỗi chúng ta cả một khoảng thời gian như thế. Khoảng thời gian ấy, có cánh cổng trường đã dang rộng vòng tay chào đón ta và chắp cánh cho những ước mơ bay cao bay xa. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn cảm nghĩ về bài “Cổng trường mở ra”. Khi viết, các bạn có thể bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân mình. Các bạn có thể tham khảo những bài làm văn mẫu dưới đây để từ đó định hình cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!
BÀI VĂN 1 CẢM NGHĨ VỀ CỔNG TRƯỜNG MỞ RA LỚP 7 HAY NHẤT
Trong quãng đường đời dài dằng dặc, ta chợt nhìn lại quá khứ, nhớ về những ngày thơ ấu, những ký ức kỷ niệm đẹp và dường như có một điều chắc chắn sẽ không thể quên đó là ngày đầu tiên đi học. Ngày đầu tiên đi học của mỗi người không giống nhau nhưng có một điểm chung đó là luôn có mẹ ở bên động viên, cổ vũ. Cảm xúc về cái ngày đầu tới trường ấy đã được tái hiện, miêu tả lại rõ nét hơn qua những xúc cảm của người mẹ chuẩn bị đưa con tới tựu trường qua văn bản “ Cổng trường mở ra “ của tác giả Lý Lan.
Văn bản mở ra tựa như là những dòng nhật ký của người mẹ diễn tả cảm xúc vào đêm trước ngày đầu tiên con đến trường qua đó cũng khẳng định tầm quan trọng của nhà trường, giáo dục đối với thế hệ trẻ.
Đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ không sao ngủ được vì tâm trạng bồi hồi, lo lắng phần vì lo cho con bởi ngày mai, con bắt đầu trở thành cậu học trò lớp Một, gặp bạn mới, thầy cô giáo mới, tất cả đều mới lạ đối với con phần vì bồi hồi người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình, từng ký ức xôn xao như làm sống lại cả một khoảng trời tuổi thơ của mẹ. Cứ nhắm mắt lại, từng hình ảnh mái trường, thầy cô, bài giảng lại hiện rõ mồn một trong đầu mẹ, và dường như, mẹ cũng muốn con trai khắc sâu những ấn tượng về ngày đầu tiên đi học ấy để rồi khi mai sau này, con lớn khôn trưởng thành, cũng trở thành một người cha lo lắng cho con của mình trong ngày đầu tiên đi học mà nhớ lại những kỷ niệm tươi đẹp này. Giọng văn nhẹ nhàng, nghẹn ngào, đậm chất trữ tình, thể hiện rõ nét tình yêu thương, lo nghĩ của mẹ dành cho con, thương yêu con bằng cả tấm lòng và luôn dành cho con những thứ quý giá nhất. Tuy cùng một hoàn cảnh, nhưng tâm trạng của con trai khác hẳn so với mẹ. Sự hồn nhiên, vô tư thể hiện rõ nét trên gương mặt thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm của cậu bé. Dường như, giấc ngủ vẫn đến với cậu thật dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Cậu rất háo hức mong chờ tới ngày mai như háo hức chờ đợi trước mỗi chuyến đi chơi nhưng hôm nay, có lẽ trong cậu có thứ gì đó thay đổi. Sau khi nghe mẹ nói từ ngày mai, mình đã là cậu học sinh lớp Một, cậu dường như tự ý thức được bản thân đã lớn khôn, những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô bốt bằng nhựa, những chú sư tử, khủng long đã không còn bày bừa ra nhà mà cậu đã tự tay thu dọn vào buổi chiều. Có lẽ, xen lẫn với niềm lo lắng, bồi hồi, người mẹ lúc này còn đang cảm thấy thật hạnh phúc, vui sướng khi thấy con mình đã thật sự lớn khôn. Hơn thế nữa, mẹ cũng tin tưởng, hi vọng con sau này sẽ luôn mạnh mẽ bước trên con đường học tập đầy chông gai, khó khăn gian khổ, mẹ mong con sẽ sớm trở nên thích nghi, tự lập khi tiếp xúc với thế giới lạ lẫm mới mẻ ngoài kia.
Cuối cùng là những lời mẹ nhắn nhủ với con về vai trò của nhà trường và giáo dục. Nhà trường, đó là một thế giới thật kỳ diệu và tươi đẹp, nó như một kho báu đang chờ con khám phá những kho tàng tri thức, mẹ đặt niềm tin vào nhà trường, nơi đây sẽ là nơi dạy con khôn lớn, trưởng thành, nơi con có bạn bè, thầy cô, những người sẽ đồng hành cùng con suốt chặng đường sắp tới để rồi sau này trở thành những công dân tốt, tài giỏi góp công xây dựng đất nước.
Gấp lại trang nhật ký tuy không quá dài nhưng đủ đọng lại trong tâm trí người đọc biết bao điều, khơi gợi lại cho chúng ta sâu sắc và rõ nét nhất ký ức về ngày đầu tiên đi học, hoài niệm biết nhường nào!
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 CẢM NGHĨ BÀI “CỔNG TRƯỜNG MỞ RA”
Thế hệ trẻ hiện nay và mai sau luôn là vấn đề quan tâm bậc nhất của xã hội. Bỏi trẻ em là búp non của đất nước là những chủ nhân tương lai sẽ đưa đất nước lên bằng tài năng trí tuệ và nhân cách tốt. Cũng vì thế đầu tư giáo dục luôn được đề cao hàng đầu và không bao giờ lỗ. Tác phẩm cổng trường mở ra được viết kể về tâm trạng và suy nghĩ của người nẹ khi chúng kiến con mình dần tiếp cận với tri thức.
Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được, dù cho mọi thứ đều đã chuẩn bị tươm tất hết rồi. Từ quần áo, giày dép, đồ đạc sách vở đồ dùng học tập để cho con có những sự chuẩn bị tốt nhất để có những buổi học tốt nhất. Người mẹ lo lắng cho con nhưng thực tế đâu còn gì để lo lắng nữa khi đã làm hết mọi việc thật tốt. Có lẽ không chỉ là sự lo lắng cho người con mà còn là sự bồi hồi xúc động kkhi kí ức tuổi thơ ùa về như còn nguyên còn mới hôm qua. Qus khứ như thước phim quay chậm hiện về choán lấy tâm trí của người mẹ, những kỉ niện, những lần vui chơi, tiếng giảnh bài văng vẳng bên tai đều khiến trống người người mẹ đập rộn ràng. Bởi vậy người mẹ tin tưởng vào tương lai vào những kiến thức và kỉ niệm có lẽ sẽ khiến con sẽ nhớ mãi không quên. Vậy nên mẹ nói “ đi đi con, thế giới này là của con. Bước ra cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
Cảm xúc của đứa con thơ chỉ như đang ở trước một chuyến đi chơi xa, mối bận tâm của cậu bé chỉ dừng lại ở việc làm sao thức dậy cho kịp giờ. Cậu bé cũng vô cùng trưởng thành khi đã giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, khi đó là khi nào mẹ cũng giúp cậu dọn đồ trước khi đi ngủ. Cậu bé cũng háo hức đến mức không ngủ được nhưng đó chỉ là trong giây phút đó thôi, còn một lúc sau, cậu bé đã quên ngay và ngủ ngon lành. Thực chất đó cũng chỉ là một cậu bé.
Người mẹ vô cùng suy nghĩ về nhà trường gia đình và nền giáo dục nước nhà Ngôi trường tuổi thơ là một thế giới kì diệu, thời gian đi học, là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người. Trường học là nơi đem đến tri thức và dạy con người ta cách làm người. Nhờ quá trình học tập phát huy, con người sẽ ngày càng có khả năng gây dựng sự nghiệp, góp phần vào giúp cho đất nước ngày một vũng vàng hơn và đi lên trong xã hội.
Bằng giọng kể trầm lắng, sâu sắc và cũng thấm thía tình cảm yêu thương nâng niu chăm sóc của người mẹ một lòng lo nghiac cho người con thân yêu của mình, nhà thơ đã đặt mình vào người mẹ để suy nghĩ để nói lên lời thật lòng khi thấy con dần đặt chân vào thế giới của tri thức. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình yêu thiêng liêng cao cả của người mẹ hiền yêu dấu, tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng của người mẹ đồng thời càng thấy hơn là tầm quan trọng của nền giáo dục đối với thế hệ rẻ bây giờ và trong tương lai, người mẹ đặt niềm tin vào giáo dục cũng như đặt niềm tin của mình vào tương lai của một đât nước, tươi sáng, vinh quang sánh với những cường quốc năm châu.
Bài 3 Cảm nghĩ phân tích về bài cổng trường mở ra văn lớp 7
Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại cho con người nhiều cảm xúc sâu lắng mà mãi đến tận về sau, khi đã trưởng thành, mỗi lần nhớ lại đều thấy bồi hồi. Ngày đầu tiên ấy không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi đứa trẻ, mà đối với cha mẹ của chúng, khi đưa con đến trường, cũng là lúc chứng kiến con bước bước chân đầu tiên trên hành trình khôn lớn, cũng có những cảm xúc đặc biệt. Như một lời tâm tình của người mẹ gửi đến con, bài văn “Cổng trường mở ra” đã khéo lao ghi lại cảm xúc của mẹ đêm trước ngày đưa con đến trường.
Bài văn mở đầu một cách nhẹ nhàng, nó là lời tâm tình thủ thỉ của người mẹ. Trước ngày khai giảng của con, mẹ lo lắng đến “không ngủ được”, trái ngược hoàn toàn trước giấc ngủ êm đềm của người con. Mẹ không ngủ được là vì những băn khoăn, lo lắng khi con bắt đầu đi học.
Mẹ là người gần gũi với con, nên mẹ luôn là người hiểu con nhất. Mẹ hiểu được “con là một đứ
a trẻ nhạy cảm”, biết được thói quen của con trước mỗi lần đi chơi. Và lần này, khai giảng cũng là bắt đầu một chuyến đi dài- chuyến đi của cuộc đời. Trong niềm háo hức hân hoan của con, mẹ đã thay con chuẩn bị hết mọi thứ, và con không cần phải lo lắng gì cả, con chỉ giữ mối bận tâm “ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.
Trái ngược với sự hồn nhiên của con, mẹ có nhiều mối quan tâm khác. Bằng sự tinh tế, quan tâm của mình, mẹ đã khéo léo nhận ra sự thay đổi của con, khi mà con đã không còn cần mẹ giúp đỡ thu dọn đồ chơi, đã tự ý thức được việc làm của mình. Với niềm trìu mến, có lẽ mẹ rất vui, rất tự hào vì con đã lớn khôn. Mẹ lo lắng chu toàn, tươm tất cho con, nhưng lòng mẹ lại chẳng yên, chẳng thể ngủ được. Mẹ nhớ lại ngày đầu tiên mình đi hoc, nhớ lại cảm xúc bồi hồi, xao xuyến trong ngày khai giảng, ngày đầu tiên gặp thầy cô bạn bè. Cảm giác ấy khắc sâu trong trí nhớ, và bây giờ đây, nó lại ào ào trào về. Có lẽ cái cảm xúc chuẩn bị đưa con đi học đã gợi lại cho mẹ những ký ức êm đẹp đó.
Rồi mẹ lại nhớ đến ngày khai giảng ở Nhật, mẹ biết rằng ngày khai giảng là một ngày trọng đại không chỉ với mỗi cá nhân, mà với cả xã hội. Đó là một buổi lễ trang nghiêm, vì nó là khởi đầu cho một năm học, cũng là khởi đầu cho tương lai của đất nước.
Cuối bài văn là lời nhắn nhủ tâm tình của mẹ gửi đến con, nó là niềm động viên, niềm hi vọng mẹ gửi gắm vào con. Mẹ mong rằng, con bước qua cánh cửa, chính là bước chân đến tương lai, đến một “thế giới kì diệu”, ở thế giới ấy, con sẽ vùng vẫy thể hiện khát vọng của mình, vì đó là “thế giới của con”.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm, không xử dụng bất cứ biện pháp hay bút pháp nghệ thuật nào, không có cốt truyện, bài văn nương nhẹ theo cảm xúc dạt hào, hồi hộp của người mẹ có con sắp bước vào ngày khai giảng đầu tiên. Có lẽ đây là tâm sự chung của tất cả các ông bố, bà mẹ trên thế giới muốn gửi gắm đến con em mình, nó thể hiện tình yêu thương sâu sắc của cha mẹ, cũng là niềm hi vọng về mầm non tương lai.
Lời tâm sự nhẹ nhàng tâm kín, bộc lộ hết nỗi lòng của người mẹ đánh vào tâm hồn của mỗi con người, khiến ta bồi hồi nhớ về mẹ, nhớ về ngày khai giảng đầu tiên. Những cảm xúc trong sáng đó đã tạo nên thành công của “Cổng trường mở ra”, tạo thành một dấu ấn riêng biệt trong lòng người đọc.