Văn mẫu lớp 11

Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi

Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi

Top những bài làm văn bình luận về câu nói “Sống là không chờ đợi” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình bài văn bình luận về câu nói thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi – Bài làm 1

Thật may mắn khi ai sinh ra được sở hữu một nhan sắc trời phú, một sức khỏe dồi dào và một cái đầu biết tính toán. Nhưng làm sao để tận dụng nó vào thực tế đời sống xã hội này. Chúng ta cần phải biết cách để biến những cái lợi thế đó của mình thành cơ hội tạo nên điều kiện thuận lợi để phát triển, ông trời không cho không ai cái gì mà cũng không cướp đi của chúng ta bắt cứ thứ gì hết. Chính vì thế, biết nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ dành được rất nhiều điều có giá trị, có ý nghĩa trong cuộc sống. Đúng như cuộc sống đã dạy ta: “Sống là không chờ đợi”.

Chúng ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, chính vì thế chúng ta cần phải quyết đoán, chủ động, tích cực quyết định số phận cũng như số phận trong cuộc sống này. Đồng thời, luôn tích cực học hỏi và dám thay đổi bản thân. Bạn phải sống làm sao cho ý nghĩa, đẹp với đời, đừng bỏ phí đi bất cứ khoảng thời gian nào. Sống là để cống hiến, hãy luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, cứ thế tích lũy dần chắc chắn bạn sẽ có cho mình mọt khối lượng kiến thức khổng lồ về xã hội cũng như tri thức. Hãy luôn phải nắm bắt những vấn đề trong cuộc sống, luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày. Luôn cố gắng đạt được những điều có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Phải tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, phải luôn tạo ra những điều mới mẻ, biết phát triển và làm tốt những việc làm hay những điều mà chúng ta đã lựa chọn.

“Sống là không chờ đợi” là một ý kiến hay, là lời giáo dục mỗi chúng ta cần tích cực hơn với cuộc đời của mình, không nên chờ đợi, bởi số phận sẽ quyết định nhiều điều từ cuộc sống của mình. Mà mỗi người chúng ta sinh ra ai ai cũng đều phải cố gắng thay đổi cuộc sống, tích cực hơn trong cuộc sống của mình, chủ động sáng tạo và làm được những điều tốt nhất cho cuộc sống.

bin luan cau noi song la khong cho doi - Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi

bình luận về câu nói “Sống là không chờ đợi”

Nhưng không nên trông chờ hay dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không thể chịu khuất phục trước những khó khăn trong cuộc sống này. Vì vậy, lúc nào cũng phải tự mình quyết định tương lai của chính mình.

Luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn rèn luyện, nâng cao được tri thức, trí tuệ của bản thân, điều đó có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta sâu sắc và hiệu quả hơn. Luôn phải có kế hoạch sống đúng đắn, sống có mục đích rõ ràng, luôn phải tự quyết định lấy cuộc sống cũng như số phận của mình trước những vấn đề của cuộc sống.

Thế nhưng câu nói đó theo em cũng chỉ đúng một phần nào đó thôi, có lúc cuộc sống chúng ta không thể vội vã được. Sống cũng phải biết chờ đợi. Người ta có câu “chờ đợi là hạnh phúc” có những cái chờ đợi mang tới cho ta những kết quả bất ngờ trong cuộc sống này.

Ai cũng bảo: “Sống là không chờ đợi”! Nhưng có thật chúng ta sống mà không chờ đợi được ư? Tôi từng đọc ở một cuốn sách nào đó trong lúc lật thoáng qua: Không chờ đợi không phải là người!

Hàng trăm ngàn học sinh đi thi, họ chờ đợi suốt 12 năm hoặc còn hơn thế để cho 2 ngày gay go và đầy  lo lắng. Cha mẹ lo lắng chờ đợi con cái cũng suốt 12 năm hoặc còn hơn thế. Đi thi thì kẹt xe, đi về thì tắc đường, phải đi chầm chậm, phải kiên nhẫn nhích dần từng cm, phải chờ đợi để không xảy ra điều đáng tiếc, không xảy ra điều gì với con cái và người xung quanh. Chờ đợi là lo lắng cho bản thân và cho những người xung quanh.

Trong cuộc sống gia đình, có lúc Cha mẹ nóng nảy, thậm chí đánh mắng con. Thay vì con bỏ đi thì con ngồi lại im lặng chờ đợi cho cơn giận đi qua, ngồi lại bên cha nói chuyện. Ngược lại, con cái nói lời không phải trong lúc nóng giận không kiềm chế được mình, cha mẹ chờ cho con dịu đi, ngồi lại bên con. Chờ đợi là tôn trọng lẫn nhau!

Những người yêu nhau, cách xa nhau cả chiều dài đất nước, cách xa cả hai cuộc chiến tranh. Những người phụ nữ ở nhà tần tảo nuôi con, chờ ngày đất nước hòa bình, chờ ngày người thân yêu trở về. Chờ đợi là hy sinh, là tình yêu.

Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi – Bài làm 2

Cuộc sống của chúng ta là dòng chảy một chiều một chuyến tàu đi tới tương lai mà không hề có   vé cứ hồi, không bao giờ có chiều ngược lại. Chính vì vậy người xưa thường có câu “Sống là không chờ đợi” cũng như câu nói “Chẳng ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”

Trong cuộc sống hối hả, ồn ào vội vã của chốn thị thành, những xô bồ tranh chấp của con người, với cuộc sống mưu sinh vất vả, đôi lúc chúng ta không thể dành riêng cho mình một chút khoảng lặng để suy ngẫm về cuộc sống, về quá khứ và tương lai về những điều ta đã làm được và đã mất đi.

Xem thêm:  Thơ đi từ cái hiện thực đến cái ảo ảnh, từ cái ảo ảnh đến cái huyền diệu, từ cái huyền diệu đến cái chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là một thế giới mơ....

Cuộc sống của đời người giống như một bản nhạc có những lúc thăng trầm, có những lúc điệp khúc lên cao nhưng có những lúc lại là nốt trầm buồn, khiến chúng ta phải nhỏ nhẹ thu giọng mình xuống.

Con người chúng ta sống trong cuộc sống phải tận hưởng niềm vui nỗi buồn, phải cố gắng để tìm ra giá trị của bản thân mình nằm ở đâu để phát huy mạnh mẽ nhất những ưu điểm giúp chúng ta tỏa sáng trong cuộc đời.

Bởi cuộc sống trôi đi không chờ đợi ai cả, thời gian cuộc sống chính là thứ vô cùng quý giá nó chính là tài sản vô cùng to lớn của đời người. Chính vì vậy, bên cạnh câu nói “Sống là không chờ đợi” còn có câu nói “Thời gian là vàng là bạc”. Muốn ám chỉ sự quan trọng của cuộc sống của những phút giây chúng ta đang sống. Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng giữ gìn nó, dùng nó sao cho phù hợp hiệu quả nhất có như vậy khi thời gian trôi đi chúng ta mới không thấy hối hận tiếc nuối vì những gì mình đã đánh mất.

Nếu chúng ta không biết sử dụng cuộc sống của mình để làm những việc hiệu quả có ích cho bản thân gia đình và xã hội thì sẽ có lúc chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ ân hận vì những gì đẹp đẽ nhất đã trôi đi một cách uổng phí, vô nghĩa.

Mỗi chúng ta ai cũng chỉ sống có một lần, hãy sống sao để khi chết ta không cảm thấy uổng phí vì những năm tháng sống hoài sống phí, đó chính là chân lý không thể nào phai nhòa của L.tonxtoi trong tác phẩm kinh điển “Thép đã tôi thế đấy”.

Câu nói đó thể hiện triết lý sống không chờ đợi của con người, khi chúng ta có ước mơ có khát khao mãnh liệt chúng ta nên cố gắng hết mình có lý tưởng và khát khao đó, không nên chần chừ lo ngại, khi thất bại chúng ta hãy cố gắng đứng dậy làm lại từ đầu, kiên cường vượt khó nhất định sẽ có ngày chúng ta gặt hái được những thành tựu đáng kể.

Chúng ta nên biết trân trọng từng phút từng giây mà mình đang sống những điều có ý nghĩa, nên sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, cố gắng phát huy giá trị của bản thân để tỏa sáng và cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa hơn.

Chúng ta không nên sống hoài sống phí, lãng phí thời gian cuộc sống quý báu của mình vào những trò vô bổ, những thói ăn chơi, sa ngã làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên vô ích, sống phí uổng tuổi xuân và thời gian của mình.

Chúng ta nên tạo ra những điều thật sự ý nghĩa những thứ có thật sự có giá trị cần thiết cho cuộc sống và cho xã hội.Giá trị của cuộc sống nằm ở cách nghĩ cách làm của mỗi chúng ta, khi chúng ta cố gắng để tạo ra thành quả cho riêng mình, cố gắng thực hiện những ước mơ của mình thì đó chính là giây phút chúng ta biết cuộc sống của mình cần điều gì nhất.

Mỗi người chúng ta chính là nghệ nhân tạo ra bức tranh của cuộc đời, việc bức tranh đó đẹp đẽ hay xấu xí chính là do chúng ta có cố gắng có chuyên tâm để vẽ nó hay không. Nếu chúng ta cố gắng nỗ lực thì bức tranh cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp, còn ngược lại thì chúng ta sẽ có một bức tranh xấu xí, bản thân chúng ta là một nghệ nhân tồi.

Cuộc sống của mỗi con người là một bức tranh nhiều màu sắc được biểu hiện qua bằng hành động, suy nghĩ của chúng ta. Nếu chúng ta sống tốt thì sẽ có thể đạt được những thành tựu của riêng mình. Còn sống không tốt thì chúng ta tự hủy hoại bản thân mình mà thôi.

Giữa xã hội có đủ những lo toan, mưu sinh cuộc sống xoay vần thì chỉ có việc chúng ta sống trọn vẹn từng phút từng giây, mỗi giây mỗi phút chúng ta đều cố gắng hết mình để sống có ích nhất làm được những điều to lớn, vì cuộc đời này không kéo dài mãi mãi. Sẽ có ngày chúng ta sử dụng hết quỹ thời gian của mình, chúng ta phải tạm biệt rời xa nó. Vậy hãy cố gắng để khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay không hổ thẹn, nuối tiếc điều gì.

Sống là không chờ đợi, thể hiện niềm vui hạnh phúc của con người khi được tận hưởng từng giây từng phút bên người thân, được làm việc cống hiến hết mình cho cuộc sống.
Chính vì vậy, nhà thơ Xuân Diệu đã viết trong bài thơ Vội Vàng như sau:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống thật ý nghĩa, trọn vẹn với cuộc sống từng giây từng phút đừng để nó trôi qua vô ích lãng phí để rồi khi phải rời xa cuộc sống chúng ta phải hối hận vì những việc chưa làm được, hoặc làm sai.

Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi – Bài làm 3

Cuộc sống luôn ban cho bạn những cơ hội bất ngờ, thế nhưng ít ai có thể tận dụng cơ hội đó. Bởi nhiều lí do khác nhau mà con người cứ hết lần này tới lần khác để tiến lên, do đó tới cuối cùng nhìn lại họ chẳng có gì. Cảnh tỉnh nguy cơ đó, ai đó đã phát biểu rằng: “Sống là không chờ đợi”.

Xem thêm:  Nghị luận văn học: Thương vợ là 1 bài thơ nói về tình cảm kín đáo mà sâu sắc Tú Xương dành cho vợ. Anh chị hãy chứng minh ý kiến trên

Trước tiên, ta tìm hiểu ý nghĩa của câu nói. Thực chất, ý nghĩa câu nói cũng đơn giản như chính nghĩa đen mà nó thể hiện. Sống là trạng thái tồn tại của con người con vật và cả thực vật. Tất thảy những thứ dưới dạng hữu cơ trên vũ trụ này đều có sự sống. Nhưng riêng với con người, sống không chỉ là tồn tại và phát triển đơn thuần mà còn là sống có ý nghĩa, tạo ra được giá trị kể cả giá trị tinh thần lẫn giá trị vật chất. Còn “chờ đơi”? Chờ đợi là động từ chỉ trạng thái mong ngóng ai đó hoặc cái gì đó sẽ đến, sẽ xảy ra hoặc sẽ cùng mình làm cái gì đó. Chờ đợi là trạng thái thụ động. Tóm lại, câu nói phát biểu: Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn tích cực, chủ động chứ không nên chờ đợi sự an bài của số phận. Câu nói nhằm giáo dục con người cách sống đẹp, sống có ý nghĩa.

Vậy phải làm thế nào để sống tích cực chủ động hơn?

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”

Đó là suy nghĩ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Vội Vàng”. Với “ông hoàng thơ tình”, sống tích cực là sống biết hưởng thụ trọn vẹn hương vị ngọt ngào, tươi đẹp của cuộc đời. Thời gian vốn một đi không trở lại, vì thế nhà thơ tận dụng mọi lúc, mọi nơi để được “ôm”, được “riết”, được “say”, được “thâu”… trọn vẹn những tinh túy cuộc đời.

Còn với giới trẻ ngày nay, sống chủ động, tích cực là không ngần ngại, chùn bước trước bất kì khó khăn, thử thách nào. Có rất nhiều bạn trẻ có tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám nói và dám hành hành động. Họ tự mình tìm ra hướng đi cho riêng mình. Biểu hiện rất rõ trên các con phố Hà Nội hiện nay, không hiếm những cửa hàng từ quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng cho đến đồ ăn, thức uống… đều đứng dưới sự quản lí của những ông chủ, bà chủ có tuổi đời còn rất trẻ. Ngay cả những người trung niên hay cao tuổi, họ cũng biết sống sao cho “Vui – Khỏe – Có ích”. Họ lao động công ích, họ tham gia từ thiện xã hội… mong góp thêm phần sức lực nào đó khi còn có thể.

Chúng ta vẫn biết đến Jack Ma, Bill Gate, Nick Vujicic… từ hai bàn tay trắng họ đã trở thành những con người nổi tiếng nhờ tận dụng cơ hội và tự thân vượt qua mọi rào cản để đạt lấy mục tiêu của mình. Nhờ đó, họ tạo thêm nhiều giá trị ý nghĩa cho chính họ và cho cả xã hội. Và tên tuổi của họ sẽ được các thế hệ nhắc đến mãi về sau.

Sống tích cực, chủ động không đồng nghĩa với sống gấp, sống vội. Như một câu triết lí trong đạo Khổng của Trung Quốc: “Dục tốc bất đạt”. Đúng vậy, phàm điều gì quá nhanh, quá gấp rút, thời cơ chưa đủ độ sẽ dẫn tới thất bại. Lịch sử vẫn ghi nhận nỗi mất mát to lớn của cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng dẫn đầu là Nguyễn Thái Học chỉ huy bị Pháp đàn áp dã man. Tuy quân ta chủ động tiến hành khởi nghĩa nhưng quá vội vã, khởi nghĩa trong khi chưa đủ sức mạnh đã dẫn tới thất bại nặng nề. Đó là câu chuyện lịch sử bi tráng và là bài học cho nhiều thế hệ làm cách mạng sau này. Đến nay, bài học đó vẫn có giá trị ngay cả thế trong giới hòa bình.

Ngày nay, không ít những bạn trẻ đi ngược lại ý tứ của câu nói, họ chọn cách sống thụ động. Họ vin vào cái cớ số phận an bài, định sẵn mọi điều mà cho mình quyền được thành thơi, vô tư. Xin nhắc rằng, họ chỉ là những kẻ vô dụng, hèn nhát trước cuộc đời. Cứ tiếp tục thụ động và họ sẽ trải qua cuộc đời vô nghĩa, khi sống chẳng ai biết đến họ và khi chết đi chẳng ai nhớ tới.

Là học sinh – thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai, mỗi chúng ta cần phải cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, sẵn sàng thích ứng với mọi cái mới để linh hoạt hơn trong mọi việc. Đó mới là những con người đủ sức kiến tạo xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập toàn cầu.

Cuộc sống luôn rất công bằng. Mỗi chúng ta sinh ra đều được tạo hóa ban tặng cho mình quyền được sống, được phát triển như nhau. Chỉ có điều chúng ta có biết nắm bắt để vận dụng nó linh hoạt hay không mà thôi. Câu nói “Sống là không chờ đợi” giống như lời động viên con người hãy sống và lao động hết mình để cuộc sống của bạn thật sự là đang sống chứ không phải chỉ là sự tồn tại khách quan nào đó.

Bình luận về câu nói Sống là không chờ đợi – Bài làm 4

Xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy mà lối sống chậm dường như đã thay thế dần dần cho nhịp sống hối hả, bận rộn không ngơi nghỉ của con người. Chưa bao giờ quan điểm: “Sống là không chờ đợi” lại được nhiều bạn trẻ ủng hộ đến vậy. Nhưng quan điểm này thực sự được hiểu như thế nào và được áp dụng ra sao thì không phải ai cũng biết.

“Sống là không chờ đợi” có người hiểu là lối sống nhanh không ngần ngại trước bất kì thử thách nào của cuộc sống, không phụ thuộc vào bất kì ai. Nhưng có người lại hiểu là sống gấp, sống vội  trong cả sinh hoạt hằng ngày lẫn công việc và cả sự vui chơi, tận hưởng. Như đã nói, lối sống này do quá trình phát triển của xã hội tạo thành. Xã hội càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa thì lối sống này càng được đề cao, đòi hỏi con người phải có sự ứng biến, xử trí linh hoạt  với mọi biến động của cuộc sống. Giới trẻ hiện nay đang ngày càng yêu thích lối sống này và coi đó là một tôn chỉ cho cuộc đời mình.

Xem thêm:  Vỉ sao phải bảo vệ môi trường?

Lối sống này khi được các bạn trẻ vận dụng theo cách hiểu là không ngần ngại trước bất kì khó khăn nào thì đem lại những hiệu quả rất tích cực. Nhiều bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện ước mơ của chính mình. Không chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ hay trông chờ vào ai khác, các bạn tự mình mày mò, tìm ra hướng đi cho riêng mình. Biểu hiện rất rõ là hiện nay, chúng ta thấy trên các khu phố của các thành phố lớn, không hiếm các cửa hàng từ quần áo, phụ kiện cho đến đồ ăn, thức uống. Không ít ông chủ, bà chủ của những cửa hàng đó đều là những người tuổi đời còn rất trẻ. Những người thanh niên này tìm thấy được lí tưởng của cuộc đời mình là tự lực phấn đấu, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Không chỉ có lớp trẻ, một bộ phận những người thuộc lứa tuổi trung niên hay cao tuổi cũng có suy nghĩ: “Sống là không chờ đợi”. Họ tận dụng thời gian hoàn thành công việc, đạt được thành tựu, vị trí trong xã hội mà rất nhiều người ao ước. Những ông chủ của các tập đoàn lớn, những người nổi tiếng thành công ở lứa tuổi trung niên đều là do họ đã gắng sức làm việc không ngơi nghỉ như: Jack Ma, Bill Gate, tổng thống Pháp Matoron….vv…Những cao tuổi cũng dành thời gian cho việc an dưỡng, đi du lịch, tận hưởng cuộc sống như cách mà họ mong muốn. Nếu hiểu theo cách tích cực thì “Sống không chờ đợi” là quan điểm tạo cho con người sự cố gắng bất chấp thời gian và hoàn cảnh để đạt được điều mà họ mong muốn.

Tuy nhiên, nhiều người lại hiểu quan điểm này theo một cách khác. Đó là lối sống gấp, sống vội, sống hưởng thụ. Một bộ phận các bạn trẻ cho rằng thời gian là không chờ đợi cho nên cố gắng hưởng thụ, tận hưởng cuộc sống ngay từ khi còn trong độ tuổi phải lao động, phải cố gắng tích lũy kinh nghiệm và kiến thức. Không hiếm thấy các bạn trẻ xa đà vào những món đồ hàng hiệu trong khi bố mẹ không hề khá giả, bản thân lại không kiếm được nhiều tiền để chi trả cho nhu cầu sinh hoạt đắt đỏ đó. Tệ hơn, các bạn lao vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, đập đá, “bay lắc” vì cho rằng “trẻ không chơi đánh rơi tuổi trẻ”. Đặc biệt, hành động hưởng thụ ban đầu chỉ là ham chơi nhưng sau dần lại trở nên nghiêm trọng khi các bạn không thể nào dứt khỏi nó. Từ đó, các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và tiềm ẩn các vi phạm pháp luật như trộm cắp, lừa đảo, giết người cũng do lối sống tận hưởng một cách sai lầm đó. Hơn hết, lâu dần, khi xác định quan điểm sai lệch mà lại cho rằng đó là tôn chỉ cuộc sống sẽ dẫn đến sự băng hoại đạo đức một cách nghiêm trọng, đánh mất đi bản ngã và trở thành một trào lưu, một hiện tượng xấu làm chậm sự phát triển của toàn xã hội. Nhất là với lớp trẻ, khi các bạn là người nắm trong tay vận mệnh của đất nước, là chủ nhân tương lai của đất nước.

Nhân đây, chúng ta cũng cần hiểu rằng, không phải lúc nào, con người cũng cần phải có nhịp sống hối hả, miệt mài mà nhiều khi chúng ta cũng cần sống chậm lại để hiểm thêm về cuộc sống. Có một điều thú vị được chia sẻ trong một nghiên cứu về ẩm thực, khi đất nước Trung Quốc là quê hương của lá trà nhưng sản lượng tiêu thụ cà phê của Trung Quốc lại nhiều nhất thế giới. Nhiều người Trung Quốc được phỏng vấn tại sao lại lựa chọn cà phê thay trà. Họ trả lời rằng do công việc quá bận rộn, thưởng thức một tách trà đúng điệu tốn nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều so với ly cà phê mang đi được làm trong năm phút. Các chuyên gia đánh giá rằng, nếu điều này cứ diễn ra thì khoảng 50 năm nữa, sẽ chẳng còn nhiều người Trung Quốc biết đến hương vị thơm ngon, thanh mát của lá trà- đặc sản của chính quê hương họ. Thế mới biết, nếu chúng ta cứ sống hối hả, bận rộn, mải chạy đua với thời gian thì sẽ vô tình bỏ quên những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

“Sống là không chờ đợi”- nhưng lúc nào cần chờ đợi và lúc nào nên hối hả thì còn do lựa chọn cách sống của mỗi người. Tôi mong rằng, sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ không bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhưng cũng mạnh mẽ, dám vượt lên thử thách để nhận lấy những giá trị của cuộc đời.​

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm bình luận về câu nói ” Sống là không chờ đợi” hay nhất. Chúc các bạn có bài văn bình luận về câu nói ” Sống là không chờ đợi” thật hay và đạt được điểm cao nhé.

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://bailamvan edu vn/binh-luan-ve-cau-noi-song-la-khong-cho-doi html

Post Comment